Chuyện những người chọn nghề công tác xã hội

Bà Sừng và chị Diệu thắm thiết trong tình cảm mẹ con
Bà Sừng và chị Diệu thắm thiết trong tình cảm mẹ con
(PLO) - Trong chuyến hành trình đến với cơ sở công tác xã hội đóng trên địa bàn hai địa phương Hà Nội và Hòa Bình, trong tôi cứ văng vẳng lời bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ sẽ dành phần ai”. Bởi câu hát đúng như những gì tôi được tận mắt chứng kiến. Những đứa trẻ khuyết tật nặng, những cụ già gần đất xa trời không con cháu cuộc đời sẽ đi về đâu nếu như không có sự sẻ chia của nhân viên xã hội, dù rằng cuộc đời của chính họ cũng còn đầy rẫy khó khăn, vất vả...

Ở nơi khuyết tật chỉ là thử thách

Nằm trên địa phận thôn Yên Thái (xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội), Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn trông như khu nghỉ dưỡng với những nếp nhà nép dưới rặng cây xanh bóng mát. Thế nhưng, ẩn dưới những nếp nhà yên tĩnh đó là những cuộc đời không yên tĩnh của rất nhiều đứa trẻ và cũng là nước mắt của rất nhiều gia đình và sự vất vả vô biên của các cán bộ Trung tâm. Cũng bởi điều này nên bất kỳ ai đến với Trung tâm ngay từ phút đầu đã nhìn thấy dòng chữ như một sự khẳng định tinh thần công việc và cũng như lời động viên những số phận không may rằng: “Khuyết tật chỉ là sự thử thách!”.

Bước vào một lớp dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ nặng, khi cánh cửa lớp vừa mở ra, đón tôi là một chuỗi âm thanh ú ớ, gầm gào, những khuôn mặt trẻ măng sáng sủa nhưng ngây ngô và cả những bàn tay vươn ra định giật lấy vật dụng cá nhân của tôi. Gỡ tay học trò ra khỏi chiếc điện thoại, cô giáo Nguyễn Thị Hoan vừa nhỏ nhẹ thanh minh hộ: “Chị thông cảm nhé, các con nhiều khi không làm chủ được hành vi, chứ không phải hư đâu”. “Giải cứu” cho tôi xong, cô Hoan với cái bụng bầu gần đến tháng sinh lại quay lại với chiếc bàn chải mềm, nhẹ nhàng chải cánh tay cho một đứa trẻ khác đang nhăn nhó vặn vẹo, dường như trong em đang có nỗi đau nào đó cắn xé. 

“Ở Trung tâm có 5 nhóm trẻ khuyết tật, đó là khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, khuyết tật vận động, khiếm thính, nhóm trẻ mắc bệnh down. Hầu như tất cả các trẻ đến với Trung tâm đều ở dạng nặng. Em làm việc ở đây ngay từ ngày Trung tâm thành lập, đến nay cũng được 12 năm rồi. Em đã thử sức với tất cả các nhóm trẻ, công việc rất vất vả nhưng em cũng quen rồi. Với lại nhìn thấy sự tiến bộ của các con cũng vui lắm chị ạ” – cô Nguyễn Thị Hoan cho biết.

“Nhìn thấy sự tiến bộ của các con cũng vui lắm chị ạ” – đó cũng là tâm sự của nhiều cô giáo, cán bộ ở Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn. Với họ, mỗi khi có tin tức của một đứa trẻ vốn là học sinh ở Trung tâm nay đã trưởng thành, ra đời đi làm, lập gia đình thì niềm vui như cơn gió mát xua đi những vất vả thường ngày. “Động lực để giữ em lại với nghề vất vả này chính là sự tiến bộ của những đứa trẻ. Trước đây, em dạy ở nhóm trẻ khiếm thính khi các con còn rất nhỏ, chưa có ngôn ngữ, sau đó qua quá trình học tập, chăm sóc, các con bắt đầu nói được và khi lớn lên đã hòa nhập được cộng đồng. Đó thực sự là động lực. Nhiều con ra ngoài cộng đồng kiếm được việc làm, xây dựng gia đình, gọi điện cho các cô, gửi thiếp mời các cô dự đám cưới. Bọn em vui lắm!” – cô Hoan kể.

Chăm sóc và dạy dỗ trẻ thiểu năng trí tuệ, các cán bộ, giáo viên nhiều khi khó tránh những lúc các em không làm chủ được hành vi. Theo lời kể của cô Hoan, có lần trong bữa ăn, thấy một học sinh nữ tên Loan bị khuyết tật trí tuệ và có vấn đề về hành vi đánh một em nhỏ. Cô lại gần hỏi Loan sao chị lại đánh em. Loan liền đứng bật dậy cầm thìa gõ và tay cô và chửi. Thay vì giận dữ, cô tìm hiểu nguyên nhân và biết được Loan vì có tiến bộ về nhận thức nên được chuyển sang lớp khác nhưng em chưa thích nghi được với lớp mới nên có hành vi phản kháng như vậy. Cũng theo cô Hoan, với học sinh nam và học sinh nữ, mỗi giới tính, cán bộ, giáo viên có một nỗi vất vả riêng. Nhiều học sinh nữ bị khuyết tật vận động, trí tuệ khi dạy thì đến tháng không biết hoặc không thể tự vệ sinh cá nhân, các cô phải giúp đỡ hoàn toàn...

Để đồng hành với công việc rất vất vả và những số phận không may này, đòi hỏi sự hy sinh của rất nhiều của những nhân viên công tác xã hội như cô Hoan, cũng như sự cảm thông từ gia đình, người thân của họ. “Chồng em rất chia sẻ với công việc của em và thậm chí là tự hào khi thấy vợ mình làm công việc giúp đỡ người khuyết tật, một công việc có ích cho xã hội. Nhiều lúc không tránh khỏi mệt mỏi, kiệt sức vì công việc, vì thu nhập thấp, nhưng rồi sự trăn trở làm thế nào để các con tiến bộ vẫn là động lực lớn hơn để em tiếp tục công tác” – cô Nguyễn Thị Hoan tâm sự.

“Khuyết tật chỉ là sự thử thách” không chỉ với cán bộ giáo viên Trung tâm Phục hồi chức năng Việt Hàn mà với cả các em học sinh ở nơi đây. Nguyễn Thị Quỳnh – một học sinh khuyết tật vận động của Trung tâm - sinh năm 1997 tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Ngay từ khi chào đời, hình hài của em đã không được như những đứa trẻ bình thường khác. Sau những ngày tháng ở bệnh viện, ở với bà ngoại rồi về với gia đình để đi học, em đã vào Trung tâm mang theo nỗi tủi thân vì bị trêu chọc, sự mặc cảm vì ít được va chạm xã hội, gặp gỡ bạn bè. “Em ở đây vui lắm, có nhiều bạn bè, các cô đối xử với em như mẹ ở nhà, chăm sóc em chu đáo” – vừa cắm cúi làm mô hình mặt trăng chuẩn bị cho lễ hội đêm rằm Trung thu, Quỳnh vừa kể cho tôi nghe – “Cứ một hai tháng mẹ lại đến đón em về thăm nhà, năm 2017 em vừa đạt Giải Global IT Super Award của cuộc thi “Thách thức công nghệ thông tin toàn cầu” - Global IT Challenge tổ chức tại Hà Nội. Nhờ vào công dạy dỗ của các thầy cô cả đấy”. 

Em Nguyễn Thị Quỳnh
Em Nguyễn Thị Quỳnh
Cô Nguyễn Thị Hoan đang chăm sóc học sinh của mình
Cô Nguyễn Thị Hoan đang chăm sóc học sinh của mình

“Tôi coi Diệu như con gái út của mình”

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình được hơn hai chục năm thì cũng gần chừng ấy năm bà Sừng 96 tuổi – người phụ nữ quê huyện Yên Thủy, Hòa Bình gắn bó với Trung tâm. “Tôi với ông ấy nhà tôi lấy nhau mà mãi không con cái gì. Buồn lắm cô ạ nhưng cứ sống vậy thôi. Rồi một ngày người ta mách với tôi có đứa trẻ trai 2 tháng tuổi đang cần người nhận nuôi. Tôi với ông ấy liền nhận và coi nó là con mình. Năm tôi 40 tuổi, ông ấy bỏ tôi về với đất, tôi không đi bước nữa, rồi con trai lớn khôn, lập gia đình lấy vợ rồi theo gia đình vợ vào Tây Nguyên sinh sống làm ăn, nên tôi vào đây sống cho có bầu có bạn, có người chăm sóc. Ở đây tôi có cái Diệu, nó coi tôi như mẹ già, tôi cũng coi nó như con gái út của mình. Nó chăm tôi kỹ lắm, tôi cũng quý nó lắm” – bà Sừng tâm sự.

Cô con gái tên Diệu mà bà Sừng nhắc tên chính là chị Đinh Thị Diệu năm nay 48 tuổi đã có thâm niên công tác ở Trung tâm Công tác xã hội được 20 năm. “Khi mới bắt đầu vào làm, chị lo lắng lắm, không phải vì công việc vất vả mà vì không biết làm thế nào cho các cụ hài lòng, Người già ở Trung tâm các cụ vốn cô đơn không nơi nương tựa, lẫn, không tự chăm sóc bản thân, già rồi tính lại thành con trẻ hay mặc cảm, dỗi hờn. Nhà cách Trung tâm 21 cây số mà có khi về rồi nhà rồi, không yên tâm lại lộn lại xem thế nào” – chị Diệu cho biết. Trải qua hai chục năm làm việc, chị Diệu đã coi Trung tâm như ngôi nhà thứ hai của mình, coi 23 cụ già và cháu nhỏ (trong đó có 8 cụ liệt, tàn tật và 5 cháu tàn tật phải chăm sóc toàn bộ) mà chị đang chăm sóc như những người thân trong gia đình mình.

Vừa chải tóc cho bà cụ Sừng, chị Diệu vừa nhắc tới những người bạn già cùng Trung tâm với bà Sừng, có người còn, có người đã mất. Mắt chị Diệu rơm rớm khi kể tên những cụ già chính tay chị chăm sóc đã qua đời do tuổi già sức yếu. “Chiều nay con gội đầu cho bà nhé, nắng rực lên thế này đầu bà lại toàn mồ hôi rồi” – chị âu yếm nói với bà Sừng, khuôn mặt nhăn nheo vì thời gian của bà như sáng bừng lên lên trong tình cảm mẹ con đầy cảm động....

(Còn tiếp)

Không có lòng bao dung không thể làm việc được 

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Kim Cam – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn. Lời khẳng định này hoàn toàn chính xác bởi những trẻ đến với Trung tâm hầu hết là trẻ khuyết tật nặng. Có trẻ gia đình bỏ mặc nên không có kỹ năng tự vận động, có trẻ gia đình cho đi uống thuốc lung tung nên thần kinh lơ ngơ... 

“Mô hình của Trung tâm là mô hình khép kín học văn hoá và can thiệp cộng đồng tại chỗ cho trẻ khuyết tật nặng. Vì khuyết tật nặng nên trẻ học xong lớp 5 ở đây ngang với học xong đại học ở ngoài. Một cô giáo phụ trách 12-20 cháu, biết là rất áp lực nhưng không thể khác được vì thiếu người. Chúng tôi đã thử thuê nguồn nhân lực ở ngoài vào chăm sóc các cháu nhưng họ không hiểu, không quen và nhất là không bao dung được nên khó chăm sóc, thậm chí là đánh các cháu. Như trường hợp, cô dặn dò xong, trẻ liền nhổ nước bọt vào cô, cô cho rằng trẻ xúc phạm mình nên đánh. Nhưng thực ra cháu đó tự kỷ không kiểm soát được hành vi, không nói được nên hành động nhổ nước bọt là trẻ muốn thể hiện đã hiểu. Nhiều trẻ ở ngoài bị kỳ thị tâm lý nặng vào đây đã đỡ dần, có thể tự đi, tự xúc ăn được...” – ông Cam cho biết. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.