Chuyện những chấp hành viên “biệt phái”

Chuyện những chấp hành viên “biệt phái”
(PLO) - Năm 2013, Tây Ninh được xếp là tỉnh có lượng việc thụ lý đứng thứ tư trên toàn quốc, đi kèm với đó là án tồn tỉ lệ cao, án không có khả năng thi hành nhiều. Tháng 8/2013, một Tổ “biệt phái” gồm 10 chấp hành viên từ nhiều tỉnh thành đã được cử lên Tây Ninh để hỗ trợ gỡ án tồn...
Học tiếng nói, cách sống của người “bản địa”
Ngày 1/8/2013, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ tiếp nhận 10 chấp hành viên (CHV) được biệt phái về tăng cường cho địa phương nhằm kéo giảm lượng án phải thi hành ở Tây Ninh. 
Tây Ninh là tỉnh có đường biên giới kéo dài gần 250km với nước bạn Campuchia, dân số đông. Những năm gần đây do nền kinh tế phát triển năng động, đồng thời những tranh chấp kinh tế, giao dịch dân sự ngày càng nhiều dẫn đến lượng việc thi hành án ngày càng lớn.
Hiện tổng số vụ việc thụ lý của THADS Tây Ninh là gần 25 ngàn, đứng thứ 4 toàn quốc (chỉ sau TP.HCM, Hà Nội và Tiền Giang). Trong khi lượng án lớn thì số lượng CHV lại khiêm tốn, trung bình mỗi CHV phải xử lý gần 500 vụ việc/năm, thậm chí có huyện lên tới hơn 800 vụ việc.
Mỗi người một hoàn cảnh, một vùng quê, một độ tuổi khác nhau nhưng 100% CHV được biệt phái về với THADS Tây Ninh lần này đều là anh em xung phong. Người xa nhất là ở Ninh Bình, cách Tây Ninh gần 2.000km, rồi đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… Riêng TP.HCM dù lượng án còn rất lớn nhưng cũng đã chủ động sắp xếp để chia sẻ với THADS Tây Ninh 5 CHV. 
Trong số họ thì  8 người đã lập gia đình. Biệt phái, nghĩa là bỏ lại sau lưng một số trách nhiệm và tạm chấp nhận một khoảng thời gian chia xa những người thân thương. “Lạ nước lạ cái” lạ phong tục, đặc thù công việc, thậm chí cả tiếng vùng miền, họ phải tập quen dần với cuộc sống mới, nhiệm vụ mới. 
Đến Tây Ninh, Tổ được chia làm 4 nhóm, tỏa đi các nơi: Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, được chính quyền Tây Ninh hỗ trợ chỗ ăn ở ổn định, tươm tất và bắt tay vào công việc. Nói về cái khó của những người phải công tác xa địa bàn của mình thì rất nhiều. Địa bàn Tây Ninh rộng lớn và lắt léo, đa phần là nông thôn, đơn vị hành chính nhỏ nhất là ấp. 
Ở những nơi này, thư đến còn lạc huống chi là CHV từ tỉnh khác, riêng việc tìm ra địa chỉ người phải thi hành án (THA), đương sự được THA đã không dễ dàng gì. Tiếp theo là cái khó đã khiến ngành THADS Tây Ninh “đau đầu” vì lượng án tồn, đó là án ở Tây Ninh phần nhiều là cờ bạc, đề đóm và hụi họ. 
Cờ bạc, đề đóm thì đối tượng thi hành án toàn “Chí Phèo”. Án vỡ hụi thì vỡ cả hội, dắt dây nhau, nên đa số đương sự là con nợ “chùm”, là đối tượng của nhiều quyết định THA khác nhau. Thêm vào đó, đối tượng phải THA đa phần làm thuê làm mướn, dân trí thấp và thiếu hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật về THADS. Đâu dễ gỡ được loại án tồn này. 
Vậy là CHV biệt phái phải vận dụng hết kinh nghiệm, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và kĩ năng ứng xử để giải quyết, gỡ từng mối rối. Một chuyện vui vui là với các CHV đến từ TP.HCM - “hàng xóm láng giềng” thì thuyết phục đương sự còn đỡ, chứ các CHV ngoài miền Trung, miền Bắc vào, khác tiếng vùng miền, không dễ để nói chuyện với những đương sự án tồn lâu năm, vốn “khó chịu”. 
“Đi biệt phái thì mong gì thảnh thơi”
Anh Nguyễn Thanh Hà là Tổ trưởng Tổ biệt phái. Là Tổ trưởng nên cũng dày dạn và xông pha lắm.
Trước khi được biệt phái, anh công tác tại Chi cục THADS quận 1, TP.HCM, với chức danh là Phó Chi cục trưởng. Hỏi anh chuyện vợ con, anh đùa “một đứa rưỡi”. Con lớn chập chững biết đi, đứa bé thì nằm trong bụng mẹ. “Đi xa, mình chả ngại gì. Công tác là phải xông xáo chấp hành, chỉ hơi lăn tăn một chút về vợ con. Thằng lớn, lúc ở nhà lúc nào cũng có ba đưa đón, quen hơi. Nay vợ có thai mình lại không ở bên cạnh đỡ đần, sợ rằng vợ tủi thân, quạnh quẽ. Cũng may là hai bên nội, ngoại ở gần...”.
Thời gian công tác ở Tây Ninh, anh Hà nhận ra những cái khó như khó xác minh địa chỉ đương sự, đương sự không chịu hiểu, không hợp tác với CHV do thiếu hiểu biết pháp luật hoàn toàn có thể khắc phục nếu có những cách làm hợp lý. Thế là một kế hoạch đã được Tổ công tác phác thảo ra, với hai nội dung nhằm “gỡ khó”. 
Thứ nhất, Tổ sẽ tập hợp danh sách đương sự theo từng địa bàn, sau đó gửi về các xã, ấp, đề nghị sự phối hợp, vận động của chính quyền trước, để đương sự hiểu và chuẩn bị tinh thần, đến khi CHV đến làm việc thì mọi chuyện thuận lợi, trôi chảy hơn. 
Thứ hai là công tác phối hợp của các ban, ngành để vận động đương sự. Đó là cách vận động uyển chuyển tùy vào trường hợp. Ví dụ như với các đương sự THA về ngân sách nhà nước, đủ điều kiện để miễn giảm, đã miễn giảm nhưng gia cảnh khó khăn quá, vẫn chưa đóng hết được thì tỉnh, chính quyền sẽ lên danh sách, góp tay huy động các mạnh thường quân hỗ trợ đóng giúp, nhằm giúp họ xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng... 
Các hình thức này đã được thực hiện tại TP.HCM và cho những kết quả khả quan. Anh Hà chia sẻ, Tổ công tác mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính quyền tỉnh Tây Ninh, bởi kế hoạch không chỉ giúp Tổ biệt phái làm tốt hơn nhiệm vụ của mình mà là một mô hình mà THADS Tây Ninh có thể áp dụng lâu dài...
“Mỗi tháng Tổ họp một lần, lúc Hòa Thạnh, lúc Trảng Bom hay các nơi khác. Gặp, để rút ra những điều mình làm được, chưa làm được, hỗ trợ nhau về nghiệp vụ. Nhưng quan trọng hơn cả là động viên nhau. Anh em chúng tôi cùng cảnh xa nhà như nhau, nên được cái tình ấm áp để chia sẻ cùng nhau là điều quý hơn cả” - anh Hà nói.
Anh Nguyễn Thế Sửu - CHV từ Cục THADS Quảng Bình vào, bảo: “Đi biệt phái thì mong gì thảnh thơi. Ở nhà thì bữa cơm gia đình tươm tất, ở bên người thân. Đi biệt phái thì một là tự nấu ăn, hai là cơm hàng cháo chợ, rồi lúc trở trời trái gió... Nhưng may mắn là anh em thương nhau. Người nào cũng khí thế làm việc. Tự bảo nhau: Đã không đến thì thôi, còn được phân công đến tỉnh bạn hỗ trợ thì phải làm cho tốt, ít nhất phải để lại dấu ấn gì đó trong lòng người nơi đây!”.
Từ 1/8/2013 - thời gian bắt đầu biệt phái đến nay, Tổ đã hoàn thành trên dưới 900 án tồn, thu được trên 10 tỉ đồng và giải quyết các việc tồn đọng ở nhiều lĩnh vực như xử lý tang vật, chuyển giao tài sản sung công quỹ...

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.