(PLVN) - Kéo con vào những bi kịch hôn nhân, “nhuộm đen” tuổi thơ của con là cách hành xử sai lầm của cha mẹ, để rồi từ đó, bao hậu quả không hay đã xảy ra.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) - Những “tra tấn” các cặp vợ chồng dành cho nhau không chỉ khiến đối phương tổn thương và đau đớn mà một cách gián tiếp hay trực tiếp cũng khiến con cái phải nhận những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý, tình cảm. Nguy hại hơn, hành xử của cha mẹ trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và sự phát triển của con cái, có thể dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về hôn nhân và hành xử trong cuộc sống.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) -Người cần được yêu thương, trân trọng, đối xử tử tế đầu tiên luôn luôn phải là người nhà. Đem tình thương đi ban phát, nhưng lại bỏ rơi, tệ bạc với người thân, cũng có nghĩa là đã xem thường mái ấm, xô đổ tình thân, gây tổn thương cho những người yêu thương mình.
Tác giả Trân Trân
(PLVN) - Bất kể bạn ở độ tuổi nào, xuất thân ra sao, mất mát tình cảm đều có những điểm chung mà sự chia sẻ sẽ làm vợi bớt và làm chúng ta mạnh mẽ, độ lượng lên… Ly hôn là câu chuyện có nhân vật nhưng không có anh hùng. Nhưng cuộc sống thật thì như vậy, nó bộn bề và ngổn ngang, dường như phi lý, bất định, thậm chí độc ác vào nhiều lúc. Có điều, những tài sản vô giá mà nó mang lại hình như cũng nằm ẩn trong chính những ngổn ngang, phi lý, bất định đó.
Tác giả: Miên Thảo
(PLVN) - Theo một khảo sát, có hơn 85% phụ huynh từng cảm thấy bất lực trong quá trình nuôi dạy con. Có 75% phụ huynh từng có những giây phút không kiểm soát được bản thân, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi bạo lực trước sự ương bướng của trẻ. Và cũng có tới trên 50% phụ huynh đã có những cơn stress, trầm cảm nhẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) - Nhiều bậc phụ huynh thường “bỏ qua” những biểu hiện nhỏ không ổn của trẻ như các hành vi hành hạ vật nuôi, bắt nạt người khác... mà không biết rằng đó chính là mầm mống của bạo lực. Nếu không uốn nắn, hệ quả lâu dài sẽ không thể lường trước được.
Tác giả: Ngọc Mai
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, nhưng chủ yếu do trình độ dân trí thấp, mức hưởng thụ văn hóa và tiến bộ xã hội của đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn kém. Một số dân tộc vẫn chưa nhận thức được tảo hôn là hủ tục và vi phạm pháp luật do chưa có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin về tiến bộ trong hôn nhân.
Tác giả: Hồng Minh
(PLVN) - Chia sẻ lên mạng là một cách để giải tỏa nỗi niềm, trút đi bực dọc. Nhưng, nếu thiếu bản lĩnh, để mạng xã hội dẫn dắt, thì chính là đẩy gia đình đến những nguy cơ lớn hơn. Những mâu thuẫn có thể hóa giải, nếu những thành viên trong gia đình biết cách lắng nghe, biết cách giao tiếp, chia sẻ với nhau, thay vì nhờ đến mạng xã hội.
Tác giả: Ngọc Mai
(PLVN) - Xã hội càng phát triển, sự bình quyền càng cao thì dường như mối quan tâm dành cho việc “quỹ riêng” của những người vợ ngày càng nhiều. Trên các chuyên mục hỏi đáp về luật, tư vấn về hôn nhân trên báo lẫn trang mạng, mạng xã hội, lập “quỹ riêng” để “thủ thân” hoặc tách bạch tài sản cá nhân và tài sản gia đình là câu hỏi được khá nhiều người vợ đặt ra.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) - Cứ mỗi cuối năm, cảnh tượng quen thuộc ở cách thành phố lớn là dòng người đổ về quê ăn Tết. Dẫu có vất vả, tốn kém, “về quê” vẫn là một điều gì đó ngọt ngào với nhiều người mỗi độ xuân về.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) - Theo nghiên cứu trên thế giới, cứ 100 trang web có 12 trang liên quan đến nội dung khiêu dâm, tỷ lệ lớn trẻ vị thành niên ghé thăm các trang web này rất lớn, dần dần dẫn đến việc nghiện xem các trang web này. Nguy hại hơn, các chuyên gia còn đề cập đến một loại rối nhiễu tâm lý gọi là "trầm cảm mạng xã hội, rối loạn tư duy do web độc, hại". “Tuổi trung bình ghé thăm các trang web khiêu dâm là 11 tuổi, có em từ 9 tuổi… con trai nhiều hơn con gái”.
Tác giả: Bảo Châu
(PLVN) - Cuộc sống gia đình sẽ khó mà bình an nếu tài chính bấp bênh. Nhưng, khi tài chính đã tạm đủ đầy thì sự bình an trong gia đình cũng sẽ khó lòng giữ được nếu mỗi thành viên không biết điểm dừng và quên vun vén gia đình nhỏ.
Tác giả: Trân Trân
(PLVN) -Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến tuyên truyền, vận động để thay đổi tư tưởng “trọng nam, coi thường nữ giới” vốn cũng được đề cập tại Điều 5 của Công ước Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
Tác giả: Hồng Minh