Chuyện ngôi làng “không mái” ngàn năm tuổi ở Iran

Những hình ảnh về ngôi làng Masouleh
Những hình ảnh về ngôi làng Masouleh
(PLO) -Làng Masouleh, nằm sâu trong dãy núi Alborz ở tỉnh Gilan miền Bắc Iran, nổi tiếng với lối kiến trúc nhà cửa Palanga không giống nơi đâu, tất cả ngôi nhà trong làng hoàn toàn là mái bằng và sân của nhà trên là mái của nhà dưới. Do vậy mà nhiều lúc không thể phân biệt được đâu là mái nhà, đâu là đường đi. 

Được biết, Masouleh là một ngôi làng thuộc quận Sardar-e Jangal, hạt Fuman, tỉnh Gilan, Iran. Nó nằm cách Rasht khoảng 60km về phía Tây Nam và cách Fooman 35km về phía Tây. Ngôi làng có độ cao 1.050 mét trên mực nước biển ở dãy núi Alborz, gần bờ biển phía Nam của biển Caspian, nhưng độ cao này còn nâng lên hơn 100m bên trong ngôi làng. 

Hơn 1000 năm lịch sử

Người dân Masouleh nói tiếng Talesh, một ngôn ngữ ở Tây Bắc Iran được nói ở vùng phía Bắc của Gilan, Ardebil và các khu vực phía Nam của Cộng hòa Azerbaijan.

Khởi nguồn của Masouleh có từ hơn 1000 năm trước, kể từ khi được thành lập khoảng năm 1006 sau Công Nguyên, cách thành phố hiện nay 6km về phía Tây Bắc. Cái tên ban đầu của ngôi làng là Masalar và Khortab hoặc Old-Masouleh. Sau đó, người ta chuyển từ Old-Masouleh đến thành phố hiện tại vì dịch bệnh, các cuộc tấn công từ các cộng đồng lân cận. 

Trong nhiều thể kỷ tiếp theo, ngôi làng nằm trên “con đường tơ lụa” của vùng Gilan. Ngôi làng này thời điểm đó phát triển là nhờ có nhiều mỏ sắt, kẽm và thạch anh, từ đó trở thành trung tâm thương mại thịnh vượng nhờ vào ngành công nghiệp đồ sắt. Trong nhiều thế kỷ mọi người từ khắp mới đến khu vực này để giao thương buôn bán. Vào thời trị vì của vua Fathali Qajar, sự tồn tại của các mỏ này đã gây ra những cuộc chiến tàn khốc ở Masouleh. 

Những hình ảnh về ngôi làng Masouleh
Những hình ảnh về ngôi làng Masouleh

Hiện tại ngôi làng không được phát triển như trước nữa, thất nghiệp và bệnh dịch khiến nhiều người dời bỏ nơi này. Dân số đã giảm từ nửa sau của thế kỷ 20, từ 3.500 người xuống 900 người vào cuối thế kỷ. Thanh niên đã đi nơi khác lập nghiệp, người dân bắt gặp trong làng hầu như là người già. “Khi còn nhỏ tôi đã từng học ở một trường tiểu học ở đây. Còn bây giờ đến trường tiểu học cũng không còn vì không có học sinh. Những thanh niên trai tráng bắt đầu rời làng đến thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm khác tốt hơn”, một người dân trong làng chia sẻ. 

Khí hậu khác biệt

Ngoài việc gần biển, Masouleh nằm ở một vùng núi cao, được xây dựng trên một sườn dốc, tựa lưng vào vách núi có mật độ rừng dày đặc. Bao quanh ngôi làng là những ngọn đồi huyền ảo quanh năm chìm đắm trong sương mù. Từ ngôi làng nhìn ra xa là những cánh rừng, đồng cỏ và núi non xanh biếc. 

Không những thế, do có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa rơi nhiều sản sinh ra cây cối rậm rạp, từ đó tạo ra rất nhiều thác nước, sông suối nhỏ và suối nước khoáng khiến cảnh quan thiên nhiên của ngôi làng càng trở nên đẹp và bắt mắt. Masouleh-Rudkhan là một con sông chảy qua làng, cách làng 200m. Nhiều suối cũng được tìm thấy xung quanh Masouleh. 

Được biết, khác với đất liền chỉ nhận được lượng mưa rất ít và nhanh chóng trở nên khô cằn do vị trí của nó, khí hậu của làng Masouleh khác với phần lớn của Iran. Không khí ấm áp, ẩm ướt thổi từ phía Tây Nam Caspian bị chặn bởi dãy núi Alborz, tạo ra mưa lớn và sương mù ở phía biển của dãy núi. Do vậy, Masouleh được xây dựng trên sườn dốc là để bảo vệ ngôi làng tránh khỏi lũ lụt khi nước tràn về thung lũng, đồng thời để tránh những cơn gió buốt lạnh từ đỉnh núi lùa về. 

Lối kiến trúc nhà cửa khác biệt

Khí hậu cũng chính là một phần ảnh hưởng đến lối kiến trúc nhà cửa của Masouleh. Theo đó ngôi làng nổi tiếng được thế giới biết đến là bởi kiến trúc nhà cửa Palanga. Theo lối kiến trúc này, những căn nhà được xây dựng theo dãy bậc thang và nối liền nhau, mái của ngôi nhà phía dưới là sân thượng của ngôi nhà phía trên, thậm chí đây cũng là đường đi và cỏ dại còn có thể mọc trên mái của các ngôi nhà này nữa. 

Nguyên liệu xây nhà chủ yếu làm từ đất sét, đá và gỗ. Một lớp lá khô của cây dương xỉ được sử dụng giữa bùn và gỗ cây trong trần để bảo vệ chống lại sự rò rỉ nước vào trong nhà. Những nguyên liệu này được cho là có thể chống chịu lại được khí hậu ẩm ướt với lượng mưa và tuyết là 150cm mỗi năm. Không những thế, mái nhà này còn chịu được sức nặng con người khi đi lại, thậm chí là những cửa hàng nhỏ chạy dọc khắp làng. Ngoài ra, tường nhà thường sẽ được phủ bằng đất sét vàng để nhìn rõ hơn trong sương mù. Trên các khung cửa sổ thường trồng hoa, mang lại vẻ thơ mộng, cổ tích. 

Ở giữa những căn nhà này là các bậc thang hẹp, quanh co dẫn đến tầng trên của thành phố. Do lối kiến trúc khá đặc thù vì đường đi nguy hiểm và nhiều cầu thang nên đây là khu định cư duy nhất ở Iran nghiêm cấm xe ô tô và người đi bộ tự do đi lang thang.

Thường một ngôi nhà có hai tầng. Bên trong mỗi ngôi nhà thiết kế một phòng khách nhỏ, phòng khách lớn, phòng mùa đông, WC và ban công. Mặt tiền của mỗi ngôi nhà thường có rất nhiều cửa, từ cửa sổ cho tới cửa lớn. Sở dĩ được thiết kế như vậy do người dân chống chọi lại cái lạnh bằng cách đón ánh nắng mặt trời vào nhà. Ngoài ban công mỗi nhà cũng trồng rất nhiều chậu hoa, tạo cho ngôi nhà một vẻ cổ điển và lãng mạng. 

Hầu hết các nhà đều có các phòng được thiết kế đặc biệt cho mùa đông và mùa hè và có một hiên nhỏ trải dài từ phía trước của ngôi nhà. Căn phòng được sử dụng vào mùa đông, được gọi là Sumeh, nằm ở cuối của ngôi nhà, và không cho phép trong ánh sáng nhiều, phần tường cũng được xây dựng dày hơn để ngăn gió và giữ ấm cho căn phòng. Ở giữa phòng là lò sưởi, mà gia đình sử dụng để nấu và sưởi ấm cho cả ngôi nhà.

Vẻ đẹp không nơi nào có

Masouleh có một vẻ đẹp không nơi nào có và giờ đây là nơi nghỉ mát ưa chuộng của người dân Iran ở phía Bắc nhờ khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao. Không những thế, khách du lịch tới đây và yêu thích ngôi làng vì nó vẫn giữ nguyên tính lịch sử, truyền thống, phong tục, những loại hình thủ công mỹ nghệ và nhiều di tích lịch sử tự nhiên từ xa xưa để lại. 

Được biết, ở Masouleh người dân vẫn làm ra các các sản phẩm truyền thống của mình như: kilim (thảm được làm từ lông dê), Jajim (thảm được làm bằng len hoặc bông), Chamush (giày truyền thống), quần áo, dao và khăn lụa là một số mặt hàng được bán ở chợ. Hay những công trình lâu đời như Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Masouleh là Nhà thờ Jameh, nơi mọi người tụ tập để thực hiện những lời cầu nguyện hàng ngày của họ. Một Nhà thờ Hồi giáo khác nữa mang tên Saheb-az-Zaman, có niên đại từ thế kỷ 12 trước Công nguyên.

Ngoài ra còn có một khu chợ chính ở giữa làng, cao bốn tầng với các loại cửa hàng kim khí, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán búp bê dệt kim đầy màu sắc và hàng thủ công khác. Ngoài ra còn có các quán trà, cà phê, những cửa hàng bán bánh truyền thống và các món mì phục vụ dân làng và khách du lịch. 

Gần đây, Masouleh đang phát triển thành điểm đến du lịch nổi tiếng. Danh sách di sản quốc gia của Iran vào năm 1975  và hiện ngôi làng cũng đang được UNESCO xem xét để đưa vào danh sách Di sản Văn hóa thế giới.../. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.