Chuyện nghề giám khảo: Khi ’vua’ không phải là vua

Khi người mẫu Nathan Lee tìm đến báo chí “khóc lóc” vì bị bôi nhọ danh dự, một góc nhỏ của nghề giám khảo đã lộ ra.

Khi người mẫu Nathan Lee tìm đến báo chí “khóc lóc” vì bị bôi nhọ danh dự, một góc nhỏ của nghề giám khảo đã lộ ra. Động tác “thay tướng giữa dòng” trong cuộc thi Vietnam’s Next Top Model (Người mẫu Việt Nam - VNNTM) 2010 lẽ ra đã không đến mức ồn ào như những ngày vừa qua nếu không có một bài phỏng vấn mà ở đó đại diện nhà sản xuất (NSX) cho rằng giám khảo Nathan Lee thiếu tư cách đạo đức, nhận định nhiều người cho là đã đẩy câu chuyện đi quá xa.“Tôi làm gì nên tội?” Trò chuyện với PV, Nathan khẳng định tuy mang tiếng là cuộc thi nhưng bản chất của VNNTM là một show truyền hình giải trí. Phiên bản gốc American’s Next Top Model của Mỹ có thể thu hút một lượng khán giả truyền hình lớn đến thế cũng vì tính giải trí cực cao của nó.
Mô tả ảnh.
Tuy ngồi ở vị trí giám khảo nhưng Nathan Lee tỏ ra khá thân thiện và vui vẻ. Anh có nhiều cử chỉ gây bất ngờ như mượn giày của nhà thiết kế Hoàng Ngân và tự tay xỏ vào chân cho một thí sinh vì cô gái định mang giày đế bệt diễn catwalk
Ý thức điều đó, các vị giám khảo của VNNTM ngoài chuyện đánh giá thí sinh theo chuyên môn còn phải diễn xuất như những ngôi sao giải trí để khán giả có cái mà xem. Anh nói: “Khi mời chúng tôi tham gia chương trình, NSX không hề đưa ra yêu cầu. Là những người chuyên nghiệp, chúng tôi phải đánh giá dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của chúng tôi”. Giải thích cho chuyện bất đồng giữa anh và nhà thiết kế Hoàng Ngân, một trong những lý do NSX đưa ra để sa thải anh, Nathan cho biết: “Chuyện giám khảo trong một cuộc thi có những bất đồng là điều rất bình thường. Ở Britain’s Got Talent, X-Factor, American Idol, Vietnam Idol... đều có. Sau câu chuyện, tôi đã chủ động nhắn tin xin lỗi chị Ngân, mời chị dùng cơm và chị đã rất thoải mái”. Anh bổ sung: “Chuyện tôi mang giày cho thí sinh, nhiều người chỉ nhìn thấy tấm ảnh đã vội kết luận trong khi ở vòng thi đó thí sinh được yêu cầu phải mang giày cao trong khi đôi giày của thí sinh lại quá thấp. Chị Ngân yêu cầu đổi giày với chị để thi. Là người nam duy nhất ở đó, ai ngoài tôi nên là người cúi xuống mang giày cho cô gái? Mang giày cho một phụ nữ đẹp thì có gì sai?”. Người làm công và nghệ sĩ tính Xét từ góc độ kinh tế thì BGK hay HĐNT của các cuộc thi, chương trình truyền hình đều chỉ là những người làm công cho BTC và trong mọi trường hợp phải tuân thủ đúng các yêu cầu do BTC đặt ra. Đối với thí sinh, giám khảo có thể hét ra lửa, nhưng khi đạo diễn hô “Cắt!” thì phải lập tức ngừng nếu không muốn khán giả thấy mình “có hình mà không có tiếng”. Thế mới có chuyện trong chương trình A. nhà tổ chức yêu cầu giám khảo này phải khen, giám khảo kia phải chê (nhưng không được chê nhiều và tốt nhất là nên chê theo kiểu như không chê gì cả). Nhưng giám khảo vốn là những người có uy tín, có những thành công nhất định trong từng lĩnh vực, lắm khi là người có địa vị nên đâu dễ gì để người khác tùy nghi xếp đặt mình. Nhà thơ Q., người có thâm niên nghề giám khảo trước khi nhận show đều nêu yêu cầu: “Phải để tôi nói như tôi muốn, không thì thôi”.
Mô tả ảnh.
Quốc Trung, Siu Black, Nguyễn Quang Dũng trong vai trò giám khảo
Vietnam Idol.
Không phải ai cũng chuyên nghiệp được như vậy bởi trong hầu hết trường hợp, các va chạm luôn xảy ra khi chương trình đang chạy, cuộc thi đang tiến hành. Đây là lúc mà các bên hoặc phải nhường nhịn nhau, hoặc bể show như câu chuyện VNNTM thay “tướng” nêu trên. Từ sân chơi Vietnam Idol đến Sao mai - điểm hẹn, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình, Bước nhảy hoàn vũ thậm chí thi hoa hậu... các giám khảo đều từng trải nghiệm việc bị công chúng chê bai. Lời “khen” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đối với thí sinh Ngọc Khuê trong chương trình Sao mai - điểm hẹn năm 2004 đã khiến anh hứng chịu không ít búa rìu dư luận. Tương tự nhận xét của giám khảo Siu Black dành cho Nguyễn Sơn Lâm trong Vietnam Idol 2010 cũng trở thành sự kiện gây bàn tán đến mức nhà tổ chức phải lên tiếng. Đã có một thực tế là càng về sau công chúng càng dành nhiều sự chú ý hơn đối với những người ngồi ghế giám khảo bởi ngoài chuyện được trao quyền quyết định số phận người khác, họ còn là các diễn viên đang cố thể hiện vai diễn của mình. Để được ngợi khen, giám khảo ngoài giỏi chuyên môn còn phải biết diễn xuất như một nghệ sĩ thực thụ, lại còn phải rành tâm lý để hỗ trợ thí sinh, nắm rõ mục đích chương trình để phản ứng cho chính xác... Vừa phải chiều BTC, nhà tài trợ, vừa phải chiều thí sinh, rồi khán giả. Công việc của giám khảo thật chẳng dễ dàng và dường như cho đến nay chúng ta chưa có nhiều người đủ tâm và tầm vóc như thế…
“Tôi đồng ý với nhận định rằng giám khảo chỉ là người làm thuê để làm những gì BTC muốn. Nếu ý muốn của BTC là tốt thì mọi chuyện sẽ tốt. Nếu BTC có ý gì không tốt thì giám khảo sẽ rất dễ trở thành chiếc bình phong. Thường thì người ta mời giám khảo theo hai tiêu chí: chuyên môn hoặc mức độ nổi tiếng. Trong mọi trường hợp, tôi nghĩ điều quan trọng chính là sự tự trọng của mỗi giám khảo mà trước nhất là đừng bao giờ phán xét cái mình không hiểu. Chẳng hạn giờ mà bảo tôi đi chấm thi lực sĩ đẹp thì tôi xin chắp tay kiếu”, Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Theo Phạm Thành Nhân
Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.