Chuyện luật và lệ trong EU

Thủ tướng Anh David Cameron (phải) nỗ lực vận động cử tri bỏ phiếu tại EU
Thủ tướng Anh David Cameron (phải) nỗ lực vận động cử tri bỏ phiếu tại EU
(PLO) -Ngày 23/6 vừa qua, ở nước Anh có cuộc trưng cầu dân ý về việc đảo quốc này tiếp tục ở lại trong EU (Remain) hay ra khỏi EU (Brexit hoặc Leave). Kết quả cuộc trưng cầu dân ý này có tác động rất mạnh mẽ tới tương lai của nước Anh và EU cũng như thực chất và triển vọng trong tương lai của mối quan hệ giữa EU và Anh. Cuộc trưng cầu dân ý đồng thời còn là một diễn biến mới trong mối quan hệ giữa luật và lệ trong EU.

EU hiện tại có 28 thành viên và tiền thân của nó là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngay từ thời ban đầu, nguyên tắc mà các nước đều phải tuân thủ và cũng muốn có là đồng thuận, tức là bất kỳ thành viên nào cũng có quyền phủ quyết trong những chuyện được tổ chức coi là quan trọng nhất như kết nạp thêm thành viên mới (hay còn được gọi là mở rộng tổ chức), thông qua những văn kiện pháp lý chung và những kế hoạch chung nhằm tăng cường hợp tác và liên kết, nhất thể hóa châu lục....

Các văn kiện pháp lý chung của tổ chức có hiệu lực sau khi chúng được các nước thành viên phê chuẩn và mỗi nước thành viên có cách phê chuẩn khác nhau, không ít nước dùng cách trưng cầu dân ý.

Luật chung của EU thường là kết quả của quá trình đàm phán rất dài và rất gay cấn giữa các nước thành viên. Điều này không khó hiểu vì việc dung hòa lợi ích cơ bản giữa nhiều thành viên đến vậy đâu có dễ dàng gì, trong nội bộ EU luôn có tình trạng nhóm lợi ích và phân hóa.

Công việc đàm phán trong EU do chính phủ các nước thành viên tiến hành và không phải kết quả đàm phán nào mà chính phủ đàm phán được cũng đều được quốc hội hay dân chúng ở nước thành viên ủng hộ.

Vì thế, việc phê chuẩn các luật pháp chung của tổ chức ở các nước thành viên luôn là dịp quốc hội hay dân chúng ở nước thành viên ấy thể hiện thái động ủng hộ hay chống đối cả tổ chức.

Từ luật như thế mà dần hình thành những lệ trong EEC trước đây và EU ngày nay. Trước hết là cái lệ đổ vấy trách nhiệm. Chính phủ nước thành viên tiến hành đàm phán, nhượng bộ và đòi nhượng bộ, đạt thỏa thuận và ký kết những thỏa thuận chung và luật chung cho tổ chức.

Làm như thế, không trong tổ chức có thể phê trách chính phủ ấy thiếu thân thiện với tổ chức, vụ lợi riêng chứ không vì tôn chỉ mục đích chung của tổ chức. Chính phủ thành viên ấy có được uy tín ở bên ngoài và ảnh hưởng trong tổ chức.

Nhưng nếu việc phê chuẩn ở trong nước thành viên không được thuận lợi và suôn sẻ thì chính phủ nước thành viên ấy lại có thể đổ vấy trách nhiệm cho quốc hội hoặc dân chúng, viện dẫn quy cách phê chuẩn riêng và lập luận rằng ngoài khả năng và quyền hạn của chính phủ.

Cho nên cũng đã từng xảy ra trường hợp chính phủ nước thành viên đàm phán và ký kết trong nhận thức rõ từ trước rằng kết quả đàm phán rồi sẽ không được phê chuẩn.

Cái lệ thứ hai là dùng việc luật chung và thỏa thuận chung của tổ chức không được phê chuẩn ở quốc gia thành viên để đòi tổ chức phải nhượng bộ còn nhiều hơn và sâu rộng hơn những gì đã thỏa thuận trong đàm phán.

Tổ chức bị biến thành con tin của chính luật và nguyên tắc hoạt động của mình. Kết quả của việc áp dụng cái lệ này là luật pháp chung và thỏa thuận chung của tổ chức lại bị thay đổi hoặc sửa đổi cho dù đã được đàm phán xong xuôi, thỏa thuận nhất trí và chính thức ký kết hoặc nước thành viên liên quan được dành cho quy chế đặc biệt với ưu đãi đặc biệt mới về mức độ, phạm vi hoặc thời gian. Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan hay Ireland đều đã từng có lần hoặc nhiều lần sử dụng cái lệ này.

Liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý năm nay ở Anh về Remain hay Leave, EU cũng đã phải có nhượng bộ mới cho Anh để giữ Anh ở lại trong hàng ngũ thành viên. Ngay đến EU chứ không chỉ có các nước thành viên cũng dùng lệ để lách luật hoặc… phá luật!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.