Chuyện lạ kỳ ở nơi thầy vượt hàng ngàn cây số để “bắt” trò về trường

Nhờ lòng tâm huyết của các giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa, hiệu quả giáo dục đang ngày càng được nâng cao.
Nhờ lòng tâm huyết của các giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa, hiệu quả giáo dục đang ngày càng được nâng cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là chuyện lạ đến khó tin nhưng có thật ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình). Giữa đại ngàn Trường Sơn thâm u, con đường đưa cái chữ đến cho những học sinh tộc người Mã Liềng nơi đây vẫn còn quá gian truân, gập ghềnh...

Từ TP Đồng Hới, chúng tôi phải mất gần 100 cây số vượt qua rừng núi mới đến được với Lâm Hóa. Bởi địa hình cách trở nên dù xã này thuộc địa giới hành chính của huyện Tuyên Hóa, nhưng muốn vào xã phải đi vòng sang đường của huyện láng giềng Minh Hóa.

Lâm Hóa nằm thỏm sâu giữa núi rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, dù rộng đến hơn 100km2 nhưng số nhân khẩu nơi đây chỉ có gần 1.300 người quần tụ trong 289 nóc nhà. Khoảng 50% dân số là người Mã Liềng, Lâm Hóa là xã duy nhất của huyện Tuyên Hóa có người đồng bào thiểu số. Và nơi đây, vẫn còn hiện hữu những phong tục tập quán lạc hậu, đời sống bà con dân bản còn quá nhiều khó khăn.

Thầy và trò tiểu học người Mã Liềng ở bản Chuối đang phải nhờ nhà dân làm lớp học tạm.

Thầy và trò tiểu học người Mã Liềng ở bản Chuối đang phải nhờ nhà dân làm lớp học tạm.

Thầy cô chăm lo hơn cả… cha mẹ

Trên lộ mòn dẫn tới Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Lâm Hóa, từng tốp trò nhỏ tung tăng trò chuyện bằng tiếng Mã Liềng lẫn những câu tiếng Kinh lơ lớ nghe vui tai đến lạ.

Đón chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm – Hiệu trưởng nhà trường giải thích: “Thông cảm vì để các anh chờ lâu. Vì nhà trường được một tổ chức từ thiện tài trợ xây dựng điểm trường mới ở bản Chuối. Mặt bằng xây dựng cần thêm đất nhưng dân không cho, mua cũng không bán. Mình phải trực tiếp chạy xuống giải thích xây trường cho con em đồng bào đi học gần chứ có xây cho thầy cô đâu. Vận động mãi mới đồng ý. Mình còn mỗi 1 triệu trong túi nên biếu người ta ăn mừng bản làng có điểm trường mới”.

Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi về người hiệu trưởng, thầy Tâm còn trẻ (SN 1982) và trò chuyện gần gũi lắm. Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa đang là nơi học tập của 275 học sinh với 19 lớp học tại 4 điểm trường ở bản Cáo, bản Kè, bản Chuối và trường trung tâm. Đặc biệt, trong số đó có 152 học sinh là con em của tộc người Mã Liềng (một dân tộc rất ít người sống rải rác ở Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh và Tây Bắc Quảng Bình).

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tâm cùng các tình nguyện viên cắt tóc miễn phí cho các học sinh người Mã Liềng.

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tâm cùng các tình nguyện viên cắt tóc miễn phí cho các học sinh người Mã Liềng.

“Do điều kiện cuộc sống còn quá khó khăn nên nhận thức về việc cho con em đi học của đồng bào người Mã Liềng còn lắm hạn chế. Cứ đầu năm học, việc đi vận động học sinh đến lớp của giáo viên thực sự gian nan. Bởi trong tâm thức họ, cần con ở nhà để làm nương rẫy hơn đi học cái chữ. Giáo viên đến tận bản, gõ từng nhà sàn để vận động khô họng, các em lẫn phụ huynh mắng lại rằng: Đã không thích đi học rồi, thầy chi mà cứ lì lợm” - thầy Nguyễn Hữu Tâm lắc đầu kể.

Còn thầy Hoàng Ngọc Lâm - giáo viên thể dục kiêm phụ trách vận động học sinh dân tộc của trường cho rằng: Việc vận động các em đi học khó một, thì việc chăm nuôi các em khó mười. Đặc biệt là đối với 80 học sinh nội trú tại trường. Bởi không nhận thức được ưu thiết của việc học, nên bố mẹ các em dường như “thả nổi” cho các thầy, cô giáo.

Từ sách vở, cặp sách, quần áo, dép giày đi học... rồi đến chiếc xe đạp về bản mỗi dịp cuối tuần, thầy cô cũng phải lo cho các em. Mà kinh phí của trường thì hạn hẹp, nên cứ luôn trong tình trạng tranh thủ chạy vạy, xin xỏ khắp từ các tổ chức từ thiện cho đến các mạnh thường quân. Đến lúc trò ốm đau, thầy cũng chở đi viện. Cả việc học sinh nữ đến tuổi dậy thì có kinh nguyệt, chính thầy cô cũng là người mua băng vệ sinh về, tận tình hướng dẫn cách dùng.

Đỉnh điểm như đợt bùng dịch COVID-19 vừa qua, vì không nhận thúc đúng về dịch nên bà con cấm các học sinh dương tính về bản. Vậy là thầy Tâm quyết định lập “bệnh viện dã chiến” ngay tại trường, tham mưu cho UBND xã xin được kít test miễn phí và các loại thuốc thiết yếu, tham khảo phác đồ rồi sinh hoạt cùng các em để điều trị cho các ca nhiễm. May mắn cuối cùng mọi việc ổn cả.

Bi hài chuyện thầy đi ngàn cây số “bắt” trò

Ban đầu nghe thì tưởng đùa, khi tin là thật “trăm phần trăm” thì lòng chúng tôi như thắt lại xót xa. Vừa có chút trách giận, lại thấy buồn cười và rồi càng nể phục bội phần đối với các giáo viên nơi đây.

Đối với các thầy, cô giáo ở Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa, thời điểm “nhạy cảm” nhất là dịp nghỉ hè và sau Tết Nguyên đán. Bởi vấn nạn học sinh nơi đây bỏ học, vào miền Nam làm thuê kiếm tiền thực sự nhức nhối. Ngay từ năm 2018 - khi lên trường nhận công tác – thầy Tâm đã đưa ra sáng kiến vượt hàng ngàn cây số vào tận miền Nam “bắt” học sinh quay lại trường.

Thầy Hoàng Ngọc Lâm kể lại: “Nhớ nhất là năm 2019, 8 em học sinh lớp 9 bỏ học giữa chừng để theo lời rủ rê cảu các anh chị vào miền Nam. Thầy Tâm giao tôi phối hợp cùng 1 cán bộ công an xã để vào bắt các em về”. Nói là bắt cũng đúng, bởi giữa mênh mông biển người của Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… miền Nam, manh mối liên lạc các em giấu kín và gần như là từ con số 0. Rồi phải vận dụng hết tất cả các “nghiệp vụ” truy vết qua mạng xã hội, xổ chút “dọa dẫm” với bạn bè, người thân các em mới khai thác ra thông tin.

Gần cả tuần theo dấu khắp các ngóc ngách Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… thì tìm được 7 học sinh, em còn lại gần như mất dấu. Thầy Lâm bàn với anh công an xã đưa về trước bằng xe khách cho các em kịp ngày thi. Thầy ở lại cuối cùng cũng bắt được, nhưng quá cận giờ thi nên bỏ tiền túi mua vé máy bay ra ngay cho kịp.

Bếp ăn nội trú của các em học sinh được nhà trường tổ chức rất chu đáo.

Bếp ăn nội trú của các em học sinh được nhà trường tổ chức rất chu đáo.

Ngoài 2 năm dịch bệnh 2020 – 2021, xe khách không lưu thông nên vấn nạn này tạm dứt. Nhưng riêng trong 3 năm còn lại từ 2018 đến nay, Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tâm đã tổ chức đến 5 cuộc “truy bắt” học sinh với 13 trường hợp. Dẫu vậy từ đó đến nay, Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa vẫn chưa có trường hợp học sinh bỏ học nào.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, cả thầy Tâm và thầy Lâm đều đùa rằng: “Nghiệp vụ truy bắt, tìm người của chúng tôi giờ chẳng thua gì công an vì chưa lần nào thất bại”. Rồi những câu chuyện hi hữu, cười ra nước mắt có, như lần thầy Lâm ngồi trên xe khách gọi về cứ “bắt được rồi, chưa bắt được”, chủ xe đoán là công an đi tầm nã tội phạm, nên đề xuất miễn phí tiền xe. Rồi có cả xúc động như đầu năm học này, đặt vé cho 2 em vừa bắt được về trường, biết chuyện thì nhà xe thương quá, khuyến mãi luôn nửa tiền vé…

Thương thầy cô nơi rừng thẳm

Vừa cầm kéo cùng các tình nguyện viên thực hiện chương trình cắt tóc miễn phí cho các học sinh, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tâm vừa bộc bạch rằng: “Với sứ mệnh “trồng người” giữa chốn núi rừng heo hút gian khó này, người ít tâm huyết và không chấp nhận việc hy sinh thì sẽ không thể nào bám trụ được”.

Dường như, các thầy, cô giáo ở Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Hóa đã quen với việc “đóng” vào mình quá nhiều “vai”. Có khi là chính như bố mẹ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ rồi cả dọn vệ sinh các em học sinh mới vào nội trú “đi” cả ra giường. Là vai người quân đội huấn luyện hoạt động sinh hoạt, ngủ thức, thể dục đúng giờ. Là ông bác sĩ tận tâm dõi theo các em đau ốm, ho hen. Rồi cả những chuyến miền Nam như cán bộ điều tra truy dấu “tội phạm” trốn học. Nhưng đó không phải là “diễn” mà là “vai thực”, vì đâu có trước một kịch bản nào?

Ánh mắt đen nháy thơ ngây của trẻ em người Mã Liềng.

Ánh mắt đen nháy thơ ngây của trẻ em người Mã Liềng.

Thầy Hoàng Ngọc Lâm thì tâm sự: “Vì lòng đã quá thương yêu các em rồi nên chúng tôi chấp nhận thiệt thòi được hết”. Đơn cử như việc người ta tìm mọi cách cho con về phố không được, thì thầy Hiệu trưởng Tâm lại chuyển ngược 2 con trai (cháu lớn học lớp 5) từ trường điểm thành phố lên núi rừng Lâm Hóa để cùng vợ (giáo viên ngoại ngữ) chuyên tâm cống hiến hơn nữa.

Giữa những ngày khắp nơi rộn rã hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhưng không khí ở Lâm Hóa thì có chút lặng sâu như chính giữa chốn đại ngàn thâm u này. Có chăng với những người nguyện dành cả thanh xuân cho những đứa trẻ vùng cao nơi đây, chỉ là buổi tọa đàm đơn sơ với vài tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” mộc mạc và bữa cơm nhạt quây quần…

Cảm nhận chúng tôi có chút bùi ngùi khi nhắc về lễ, thầy Nguyễn Hữu Tâm lại cười tươi: “Giữa núi rừng thì tìm đâu ra tưng bừng. Vất vả, thiếu thốn thì hẳn rồi nhưng chỉ cần về thành phố họp hành, tập huấn 1 tuần xa các em là lòng mình thấy da diết lắm. Hiệu quả giáo dục đang ngày càng được nâng cao, con em đã tiến gần hơn với tri thức và nhờ con chữ, bản làng Lâm Hóa đang ngày một đổi thay, mới mẻ thêm… Đó là món quà to nhất dành cho 20/11 của chúng mình rồi”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.