Chuyện kỳ bí về nghĩa địa cá voi lớn nhất miền Trung

Nghĩa trang đặc biệt của người dân miền biển, nơi chôn cất 102 hài cốt cá Ông
Nghĩa trang đặc biệt của người dân miền biển, nơi chôn cất 102 hài cốt cá Ông
(PLO) -Giữa thị xã biển tấp nập ở xứ Nghệ từ bao đời nay đã tồn tại một khu nghĩa trang đặc biệt và độc đáo. Đây không phải là nơi chôn cất con người mà là nơi an nghỉ của hàng trăm con cá voi, loại cá mà ngư dân tôn kính gọi là cá Ông, cá Bà.

Khu nghĩa trang đặc biệt

Nghĩa địa cá Ông nằm trong khuôn viên của đền Làng Hiếu, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Tại đây, có đến 102 ngôi mộ, che chở thân xác cho từng ấy “ngài” đã lụy vào vùng biển Cửa Hội, Cửa Lò nhiều năm qua.

Trong tâm thức ngư dân nơi đây, cá Ông chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ, nâng đỡ họ trước sóng gió, uy lực của đại dương. Cá Ông có mặt khắp nơi trên biển bao la. Các “ngài” có một vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của ngư dân nơi đây. Vì thế, vào các ngày rằm và dịp lễ hội, rất nhiều người, đặc biệt là ngư dân tìm đến đây để thắp hương, khấn bái, cầu xin sự bình an.

Ông Võ Văn Hạ (71 tuổi), người trông coi nghĩa trang cá Ông và đền Làng Hiếu cho hay, ngôi đền này đã có hàng trăm năm. Đền được xây dựng từ triều Lê, là nơi cư dân miền biển Cửa Hội chọn để các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoành Tá Thôn. Đặc biệt, đây còn thờ cá Ông với quan niệm là vị thần của ngư dân miền biển.

Ông Hạ, người trông coi đền Làng Hiếu và nghĩa trang cá Ông chia sẻ với phóng viên

Ông Hạ, người trông coi đền Làng Hiếu và nghĩa trang cá Ông chia sẻ với phóng viên

Cũng vì luôn tôn kính các “ngài”, nên từ bao đời nay, mỗi khi phát hiện ra xác cá Ông, cá Bà trôi dạt vào bờ, người dân đều đưa về đây chôn cất với cả tấm lòng thành kính. Năm 2011, nghĩa trang cá Ông tại đền Làng Hiếu được trùng tu nhờ sự đóng góp công đức của nhiều người có tấm lòng hảo tâm. Người ta đã quy tập được hơn 100 bộ hài cốt cá Ông về chôn cất tại đây.

Chia sẻ thêm về mối quan hệ giữa ngư dân nơi đây với cá ông voi, người trông coi khu nghĩa trang đặc biệt này cho hay, hễ ai là người miền biển đều có lòng tôn kính với “ngài”. Cá voi còn hơn người bạn tri kỷ. Những ngày trời yên biển lặng, cá Ông chào đón những chiếc thuyền ra khơi một cách hồ hởi như đón người thân trở về nhà. Đàn cá lướt theo mạn thuyền vừa phun nước vừa quẩy đuôi, ngoác mỏ nghịch ngợm, làm trò trên biển.

Khi nào ngư dân hô “đua hè” thì lập tức cá Ông cùng thuyền tăng tốc rượt đuổi nhau trong không khí của cuộc đua marathon trên biển. Còn những lúc gió bão, thuyền chao đảo, ngã nghiêng trên đầu sóng, chỉ cần vái gọi, những con cá ấy liền xuất hiện ngay, đưa tấm thân khổng lồ dìu dắt chiếc thuyền đang gặp nạn vào bờ an toàn. Vì thế, ngư dân mang ơn cá Ông cứu mạng, giữ thuyền, duy trì nghề biển ngàn đời.

Ông Hạ cũng cho hay, ngày nay, ngư dân đi biển với một tâm thế khác xưa, không còn “sợ biển” như tổ tiên, ông bà họ trước đây. Bởi lẽ, họ có nhiều phương tiện, thông tin hiện đại để liên lạc với đất liền. Không như trước đây, chủ yếu quan sát những hiện tượng tự nhiên như nhìn “mây hụt” tiếng sấm trên biển để đoán gió bão.

Giờ đây, mỗi ngày, mỗi giờ ngư dân đều cập nhật tình hình thời tiết nên tránh được những hiểm họa từ thiên nhiên ngoài biển khơi. Hơn nữa, nhiều ngư dân sắm được thuyền to máy tốt vươn đến ngư trường xa, lênh đênh trên biển dài ngày, không lo chuyện lương thực, nước uống, nhiên liệu, vì đã có tàu hậu cần tiếp tế. Những chuyến đi câu mực thường kéo dài vài tháng trời.

Thế nhưng, trong tâm thức của các ngư dân, cá Ông vẫn là loài cá linh thiêng, là “vị thần” phù hộ cho họ được xuôi chèo mát mái. Vì thế, những tục lệ liên quan đến cá Ông đến ngày nay vẫn được mọi người duy trì, thực hiện bằng cả tấm lòng thành. Đó như là nét “di sản văn hóa miền biển” của ngư dân miền biển vùng Cửa Hội, Cửa Lò này.

Linh thiêng lăng Thần Ngư

Trong số nhiều ngôi mộ cá voi được chôn cất, hàng ngày lo hương khói tại đây, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Đây là phần mộ, lăng thờ thần cá. Tương truyền đây là “ông cá” đầu tiên được an táng tại đền từ thế kỷ 19. Trong lăng có đặt bệ thờ, chính giữa là bài vị thần Ngư; phía sát mái có đề 3 chữ Hán “Lăng Thần Ngư”.

Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, xưa vùng Cửa Hội thường xuất hiện một con cá voi to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân bị nạn. Khi “ngài” mất, xác trôi vào bờ, ngư dân phải dùng tới 60 đôi chiếu để đắp nhưng vẫn không kín thân. Lễ an táng ngài diễn ra vô cùng long trọng với sự tham gia của hầu hết người dân miền biển này.

Về sau, bộ xương của ngài được cất táng vào lăng chính của khu nghĩa trang Ngư Ông cạnh đền Làng Hiếu. Theo chia sẻ của ông Hạ, cho đến hôm nay, hài cốt của “Ngài” vẫn đang nằm trong ngôi mộ lớn này. Đây là phần mộ linh thiêng nhất trong toàn bộ nghĩa trang.

Chính vì thế, hàng năm vào các ngày rằm, ngày đầu tháng, có rất đông người tìm đến nghĩa trang cá voi để thắp nén hương lên các phần mộ cá ông. Họ cầu xin bình an, công việc gặp nhiều may mắn. Ông Hạ kể, có thời điểm, khu nghĩa trang này đón tiếp hàng trăm khách mỗi ngày. Họ tìm đến với lòng thành kính đối với loài vật được cho là thần linh của biển cả.

Ông Nguyễn Đình Đồng, một ngư dân làng chài nơi đây tâm sự: “Tôi thường xuyên đến nghĩa địa này để thắp hương, cầu khấn mỗi lần chuẩn bị ra khơi. Tôi tin rằng mỗi chuyến đi luôn được cá Ông phù hộ để tai qua nạn khỏi cũng như cá luôn đầy khoang”.

Nhiều ngư dân vùng Cửa Lò, Cửa Hội còn truyền miệng nhau những câu chuyện huyền bí và sự linh thiêng của cá Ông. Ông Đồng còn cho biết thêm, trước đây thường có nhiều ngư dân đến đây để xin răng của cá Ông. Họ tin rằng khi có được nó thì khi ra khơi họ sẽ luôn nhận được may mắn và chống được bệnh tật.

Dù là một tập tục, nhưng ngư dân nơi đây luôn tuân thủ những quy tắc bắt buộc. Theo đó, khi phát hiện xác cá Ông, dù đang đánh bắt ở đâu, ngư dân cũng phải tìm cách đưa Ông vào bờ để làm đám tang. Người phát hiện xác cá Ông đầu tiên được xem là trưởng nam, thay mặt dân làng thắt khăn trắng chịu tang, hằng năm thực hiện các nghi thức cúng giỗ như con người.

Lăng thờ cá thần trong khu nghĩa trang cá Ông
Lăng thờ cá thần trong khu nghĩa trang cá Ông

Sau ba năm đối với cá Ông nhỏ, còn cá Ông lớn thì phải năm năm, dân làng làm lễ Thượng ngọc cốt thỉnh vào Dinh thờ rồi mới được xả tang. Với người này, họ luôn giữ những điều kiêng kị. Đó là trong thời gian 3 tháng, 10 ngày, người đó không được đụng chạm đến người thân, có thể là vợ, hoặc chồng mình. Nếu ai vi phạm điều đó sẽ gặp chuyện chẳng lành.

Tuy nhiên, theo lời ông Hạ, vì hiểu rõ sự linh thiêng, tôn nghiêm của vấn đề này nên người dân ở đây không ai dám vi phạm cả. Những điều cấm kị ấy đã ăn sâu vào tiềm thức ngư dân vùng biển này.

Được biết, hàng năm, vào ngày 14/3 Âm lịch, làng chài Cửa Lò lại tổ chức lễ nghinh Ông với sự tham dự của hàng nghìn người, không chỉ là ngư dân nơi đây, mà còn có rất nhiều khách du lịch. Đối với những người đã từng chịu tang cá Ông sẽ đem lễ vật cúng viếng. Tất cả mọi người từ mọi miền đến đây luôn cầu mong được sự may mắn, độ trì từ cá Ông.

Năm 2012, Đền Làng Hiếu và nghĩa trang cá Ông đã được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận là di tích văn hóa cấp Tỉnh. Điều đó càng làm cho những người như ông Hạ cảm thấy tự hào và quý trọng đối với Nghĩa địa cá Ông tại làng chài Cửa Lò.

Từ một sinh vật khổng lồ sống dưới biển khơi, cá voi được huyền thoại hóa qua chuyện cứu người gặp nạn trên biển và trở thành vật linh thiêng đối với người làm nghề biển ở miền trung. Việc thờ cá Ông đối với dân vạn chài là trách nhiệm và bổn phận. Họ coi đó như một cách đền ơn đáp nghĩa theo luật nhân quả./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.