Chuyện khó tin nhất

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Trong nhiều câu chuyện đáng bàn hiện nay, có những chuyện đáng tin, có những chuyện không đáng tin. Chuyện cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản (KKTS) là khó tin nhất. Có thể hiểu như thế nào nhỉ? Một là, cán bộ có chức có quyền đã quá “nêu gương” trong KKTS; hai là, đã quá gian dối trong KKTS. Không ai mong muốn khả năng thứ 2 xảy ra...

Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2019 trình Chính phủ để gửi tới kỳ họp Quốc hội sắp tới. Theo đó, số người đã KKTS, thu nhập trong năm 2019 là trên 1,08 triệu người, đạt tỷ lệ 99,9% so với tổng số người phải kê khai; có 46 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập. 

Qua việc xác minh của cơ quan có thẩm quyền phát hiện 10 trường hợp vi phạm và đến nay đã xử lý kỷ luật 8 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 2 trường hợp. Tức là, phát hiện ra 1% vi phạm. Con số này cũng như mọi năm, ở báo cáo cấp Trung ương và một số địa phương.

Ví dụ, năm 2018 hơn một triệu người KKTS sản chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm. Ngay tại Hà Nội, năm 2018, qua báo cáo của trên 34.300 người, chỉ phát hiện có một trường hợp kê khai không trung thực.

Trong nhiều câu chuyện đáng bàn hiện nay, có những chuyện đáng tin, có những chuyện không đáng tin. Chuyện cán bộ thuộc diện phải KKTS là khó tin nhất. Có thể hiểu như thế nào nhỉ? Một là, cán bộ có chức có quyền đã quá “nêu gương” trong KKTS; hai là, đã quá gian dối trong KKTS. Không ai mong muốn khả năng thứ 2 xảy ra.

Xây dựng ra cả một đạo luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) và đã được sửa đi sửa lại nhiều lần, trong đó một quy định yêu cầu cả triệu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập để kiểm tra, xác minh hàng năm, khi có biến động tài sản, nếu anh không giải trình được nguồn gốc thì đó chính là dấu hiệu tham nhũng. Nhưng lại bỏ công cụ đó đi, không dùng đến, hoặc dùng đến nhưng rất đối phó, làm cho có thì PCTN thế nào?

Phải thừa nhận rằng, công tác PCTN những năm qua đã có chuyển biến tích cực, nhiều vụ vi phạm, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước được phát hiện và xử lý nghiêm minh, đã thể hiện nhất quán quan điểm “nói đi đôi với làm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Hiệu quả là tiếp tục tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, được dư luận đánh giá cao, củng cố lòng tin của nhân dân vào quyết tâm PCTN của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, tồn tại trong công tác PCTN vẫn chưa có giải pháp để khắc phục triệt để. Trong các hạn chế đó, bi hài nhất là KKTS.

Nhiều cán bộ có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước giàu có nhưng khi KKTS ai cũng nghèo. Nguyên nhân thì ai cũng biết.

Khi sửa đổi Luật PCTN (sửa đổi) năm 2018 cơ quan lập pháp đã không thống nhất được nội dung xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc; tuy nhiên yêu cầu PCTN cho thấy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tội danh làm giàu bất chính, thông qua việc hình sự hoá một số hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc kê khai và kiểm soát việc KKTS. Bởi rất khó chờ “nêu gương”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Bùi Đức Nhã.

Cần làm gì khi công ty đuổi việc để không phải thưởng Tết?

(PLVN) - Bạn Ngọc Đỉnh (Hà Nội) hỏi: Tôi làm việc cho một công ty được hơn 1 năm, sắp đến ngày nhận thưởng Tết thì bất ngờ tôi bị đuổi việc với lý do không rõ ràng. Sau đó, những nhân viên khác làm cùng đã được nhận thưởng Tết, còn tôi thì không nhận được thưởng. Vậy tôi có thể khiếu nại đến đâu để đòi quyền lợi?

Đọc thêm

Sự việc bồi thường đất khu vực Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội): Đại diện UBND phường 'mong muốn có cơ chế đặc thù” với các hộ bị thu hồi đất

Người dân cho rằng cần xem xét lại việc thu hồi, GPMB với nhà đất họ đang sử dụng từ nhiều năm qua. (Ảnh: Thiên Đức)
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của 63 hộ dân tại khu phố 5, đường Đá Bạc, phường Xuân Khanh (TX Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng cần xem xét lại việc thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB) với nhà đất họ đang sử dụng từ nhiều năm qua.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt theo quy định mới?

Luật sư Lê Hiếu
(PLVN) - Bạn Khánh Phương (Hà Nội) hỏi: Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với xe máy và từ 8 - 20 triệu đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, có một vấn đề được nhiều người đặt ra, đó là trong trường hợp buộc phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?

Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế như con ruột?

Luật sư Hoàng Thị Hương Giang.
(PLVN) - Bạn Minh Phúc (Hải Phòng) hỏi: Tôi là trẻ mồ côi, được bố mẹ nuôi của tôi nhận về làm con nuôi từ khi tôi ba tuổi. Sau đó vài năm bố mẹ nuôi của tôi sinh được một em gái. Hiện bố nuôi của tôi đã mất, mẹ nuôi tôi đang bị bệnh và tôi là người chăm sóc do em gái tôi đang du học ở nước ngoài. Cho tôi hỏi, con nuôi có được thừa kế tài sản như con đẻ trong trường hợp bố mẹ nuôi mất nhưng không để lại di chúc hay không?

Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội): Cần làm rõ sự việc liên quan tiền thỉnh giảng của một số bác sĩ

Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ tại số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ánh của một số bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện (BV) Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho rằng tiền giảng dạy tại một số trường đại học, chủ yếu là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN HN) sau nhiều năm vẫn chưa được nhận.

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.