Chuyện kể Ngày lễ tình nhân - 14/2: Hai mặt hẹn hò trên thế giới số

 Lạm dụng ứng dụng hẹn hò dễ dẫn đến hệ lụy xấu. (Ảnh minh họa)
Lạm dụng ứng dụng hẹn hò dễ dẫn đến hệ lụy xấu. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -   Ngày nay, các ứng dụng hẹn hò qua mạng chính là một trong những kênh kết nối quen thuộc để người trẻ tìm kiếm “nửa kia” của mình. Nhưng, đằng sau các ứng dụng hẹn hò cũng có lắm hệ lụy.

“Quẹt” màn hình tìm... người yêu

Mới đây, bài viết của một cô gái 23 tuổi đã làm cộng đồng mạng “dậy sóng” khi đăng tải một bài viết chia sẻ bí quyết... lấy được chồng. Cô gái cho biết, để “lấy được chồng”, cô đã phải sử dụng ứng dụng hẹn hò: cách lựa chọn ứng dụng, cách lựa chọn đối tượng để tìm hiểu, cách thức tìm hiểu nhau, gặp gỡ ngoài đời... Kết quả là cô gái mới ra trường đã có được một tấm chồng “như ý”. Mặc dù bài viết nhận không ít phản ứng trái chiều, nhưng qua đó cũng có thể thấy rằng, hẹn hò qua mạng là một xu thế hiện nay.

Một khảo sát nhỏ từ một đơn vị tổ chức các buổi gặp hẹn hò năm 2022 cho ra kết quả, có 65% các cô gái và 70% các chàng trai ở độ tuổi từ 18-30 được hỏi cho biết đã từng hẹn hò qua mạng. Trong khi đó, hơn 90% số người được hỏi về thái độ đối với việc hẹn hò qua mạng đều đồng ý rằng đây là một kênh hữu dụng để tìm kiếm nửa kia của mình.

Giờ đây, giới trẻ có đến hàng trăm kênh hẹn hò qua mạng để có thể tham gia. Họ có những ứng dụng từ nhiều quốc gia, giúp người dùng không chỉ có thể có sự kết nối tìm kiếm người yêu trong nước mà trên toàn thế giới. Thậm chí, nhiều ứng dụng còn phân chia nhỏ đối tượng như theo độ tuổi, sở thích, giới tính... Các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Zalo, Viber, Telegram... cũng có phần riêng dành cho những người muốn kết nối, hẹn hò với nhau. Trên màn hình điện thoại, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản như “quẹt trái” để từ chối, “quẹt phải” để đồng ý, người sử dụng ứng dụng đã có thể bắt đầu bước vào một mối quan hệ mới có triển vọng.

Có thể thấy, người trẻ giờ đây đã sở hữu những công cụ hẹn hò với biên độ rộng “bất tận”, có thể dễ dàng tìm kiếm, kết nối để chọn ra đối tượng phù hợp với mình. Thậm chí, không ít người trẻ từ chối hoặc không quan tâm đến các cuộc hẹn, mối quan hệ ngoài đời mà tỏ ra thích thú với những tương tác trên mạng xã hội hơn.

Chu Thanh Thủy, 25 tuổi, nhân viên truyền thông của một công ty tài chính tại TP HCM có “kinh nghiệm” hẹn hò qua mạng đã 3 năm cho biết: “Thông thường các cuộc hẹn hò thông qua ứng dụng thú vị ở chỗ người ta được thoải mái lựa chọn đối tượng mình thích, từ ngoại hình cho đến nghề nghiệp. Các cuộc trò chuyện online trước khi gặp mặt cũng làm tăng thêm sự thú vị, gây tò mò hơn, đồng thời cũng giúp “chọn lọc” đối tượng, tránh mất thời gian cho cả đôi bên”. Thanh Thủy cho biết, cô đã từng có 2 mối quan hệ yêu đương từ ứng dụng hẹn hò và cảm thấy khá hài lòng.

Hệ lụy từ ứng dụng hẹn hò

Tuy nhiên, hẹn hò từ ứng dụng không chỉ có tiện ích và “màu hồng”. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Telematics and Informatics, hệ lụy từ ứng dụng hẹn hò cũng không nhỏ. Khảo sát đối với thanh niên nam nữ ở một số quốc gia cho thấy, hành vi “quẹt” để lựa chọn đối tượng đôi khi trở thành một thói quen hơn là nhu cầu thật sự. Không ít người, trải qua hết cuộc hẹn hò này đến cuộc hẹn hò khác trong thời gian ngắn ngủi vẫn không thể tìm được “nửa kia”, cũng như không tìm được ý nghĩa thực sự của việc hẹn hò.

Nhiều người khác thì cho rằng bị “rối” trước việc chọn lựa và trò chuyện, gặp gỡ quá nhiều người, không thể tập trung vào một đối tượng cụ thể, thậm chí bị “chai lì” với chuyện hẹn hò.

Hệ lụy của ứng dụng hẹn hò không chỉ dừng ở đó. Nhiều người đã trở thành nạn nhân của những đối tượng săn tình hoặc lừa tiền. Những đối tượng này tạo ra các hồ sơ cực kì hấp dẫn từ hình ảnh cho đến gia cảnh, nghề nghiệp, tài chính... và tung chiêu khiến các cô gái, chàng trai mắc bẫy, bị lừa cả tình cảm lẫn tiền bạc.

Ứng dụng hẹn hò còn là môi trường “lý tưởng” của một số người trẻ có lối sống buông thả, dễ dãi. Họ lên ứng dụng hẹn hò không phải để tìm kiếm đối tượng kết đôi phù hợp mà đơn giản để kiếm những cuộc vui thoáng qua, những mối tình “một đêm”. Đây là một thực trạng đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay.

Hẹn hò qua mạng không có gì sai, đây cũng chỉ là một công cụ trong thế giới số để người với người có thể tìm thấy nhau, giao lưu, tạo thêm những cơ hội trong việc mở ra những mối quan hệ mới. Nhưng những hệ lụy có thể xảy ra, tùy theo cách mỗi người sử dụng ứng dụng này: Chủ động hay sa đà, thông minh tỉnh táo hay mù quáng cả tin, chân thành, nghiêm túc hay dễ dãi, buông thả…

Đọc thêm

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 3: Xã biên giới Yên Khương – Điểm sáng trong công tác tư pháp

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài 3: Xã biên giới Yên Khương – Điểm sáng trong công tác tư pháp
(PLVN) -  “Bản sáng vùng biên” là chủ trương đúng đắn, kịp thời và cần thiết, đóng góp quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động và tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Tại xã Yên Khương, mô hình đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó lĩnh vực tư pháp được Bộ đội biên phòng (BĐBP) và cấp ủy, chính quyền phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.

Những con số ấn tượng sau ngày Nghị định 168 có hiệu lực

Những con số ấn tượng sau ngày Nghị định 168 có hiệu lực
(PLVN) - Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông của TP Hải Phòng, Đồng Nai cho biết, sau khi Nghị định 168/2024/NĐ – CP của Chính phủ Quy định về hoạt động vận tải đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, lực lượng CSGT trên địa bàn TP đã triển khai, xử lý nhiều trường hợp vi phạm về giao thông theo quy định mới.

Quảng Ninh: phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp

Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Ngày 2/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU, ngày 02/12/2024 của Tỉnh ủy.

Những người Xơ Đăng "giữ lửa" nghề đan lát, dệt thổ cẩm

Già A Ren, ông A Hải là những người đang cần mẫn giữ lại nghề đan lát truyền thống của người Xơ Đăng. (Ảnh Trọng Triển)
(PLVN) - Dưới mái nhà sàn ở xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), những người phụ nữ miệt mài bên khung dệt thổ cẩm, còn đàn ông chăm chỉ vót tre đan gùi. Tuy thu nhập từ các sản phẩm này không cao nhưng bà con đồng bào Xơ Đăng vẫn “giữ lửa” nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Bài 1: Lãng phí đồ ăn từ mâm cơm gia đình tới nhà hàng ở Việt Nam

Bữa tiệc đãi khách của một đơn vị trong 1 chuyến công tác còn dư thừa rất nhiều đồ ăn. (Ảnh: Ngọc Nga)

(PLVN) - LỜI TOÀ SOẠN: Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang quyết tâm đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước.

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn này, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Tiết kiệm, chống lãng phí phải là nhiệm vụ hằng ngày” mong muốn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành động tự nguyện, tự giác thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân.