Chuyện ít biết về “Em ơi, Hà Nội phố”…

Ảnh tư liệu: Đau thương còn mãi khắc ghi trên phố Khâm Thiên Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
Ảnh tư liệu: Đau thương còn mãi khắc ghi trên phố Khâm Thiên Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Em ơi, Hà Nội phố” là ca khúc đầu tiên đưa tên tuổi nhạc sỹ Phú Quang được nhiều người biết đến. Có điều, ít ai biết, ca từ của bài hát được viết lên sau những đau thương của Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử năm 1972. Nhà thơ Phan Vũ và nhạc sỹ Phú Quang đã làm nên một Hà Nội như thơ, như nhạc và hội họa… Những ngày này, đã tròn một năm, nhạc sỹ Phú Quang rời cõi tạm…

“Phú Quang làm cho thơ anh lấp lánh quá”

Lúc sinh thời, nhạc sỹ Phú Quang nhiều lần chia sẻ bài hát “Em ơi, Hà Nội phố” được ông sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.

Trước đó, nhà thơ Phan Vũ viết bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, quận Ba Đình rất gần Nhà máy điện Yên Phụ, mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ trong những ngày Hà Nội chìm vào cơn mưa bom bão đạn năm 1972.

Thơ viết xong, Phan Vũ cất trong ngăn tủ, thi thoảng mang ra chỉnh sửa, lúc thêm, lúc bớt. Thời điểm đó, bài thơ chỉ được ông đọc cho bạn bè thân thiết nghe chứ không được công chúng biết đến.

Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của không quân Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong “Em ơi, Hà Nội phố”. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.

“Em ơi, Hà Nội phố” không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: “Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về”.

“Ta còn em một màu xanh thời gian

Một chiều phai tóc em bay

Chợt nhòa chợt hiện

Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố

Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong

Và từng mái ngói xô nghiêng

Nao nao kỷ niệm

Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng

Chợt hoàng hôn về tự bao giờ...”

Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong “Em ơi, Hà Nội phố”, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tĩch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.

“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội phố” đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, khắc họa tình yêu mãnh liệt và chân thành với Hà Nội, với những riêng tư, đau thương và mất mát.

Nhắc đến “cha đẻ” của tác phẩm thơ “Em ơi, Hà Nội phố”, nhạc sỹ Phú Quang dành cho ông một sự kính trọng đặc biệt: “Tôi rất quý ông Phan Vũ. Đó là một người tài năng, có tâm hồn đẹp”.

Nhạc sỹ Phú Quang lúc sinh thời hát tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, nơi xưa kia là căn nhà gia đình ông sống.

Nhạc sỹ Phú Quang lúc sinh thời hát tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, nơi xưa kia là căn nhà gia đình ông sống.

Nhạc sỹ Phú Quang kể lại, đó là những năm 80 của thế kỷ trước. Trong một buổi chiều trà dư tửu hậu, nhạc sỹ Phú Quang, nhạc sỹ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ gặp nhau và được nhà thơ đọc nghe “Em ơi, Hà Nội phố”. Nhạc sỹ Phú Quang xúc động thốt lên: “Anh viết cho anh. Nhưng nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Em sẽ có một bài hát về bài thơ này. Anh hỏi, đã có nốt nào chưa? “Chả có nốt nào! Nhưng em linh cảm là em sẽ có một bài hát. Mà em dám chắc với anh là bài hát sẽ hay. Hai ngày sau đó, bài hát “Em ơi, Hà Nội phố” ra đời. Tôi đánh piano và hát cho anh nghe. Phan Vũ yên lặng nghe, nghe xong bảo tôi rằng, Phú Quang làm cho thơ anh lấp lánh quá”, nhạc sỹ Phú Quang kể lại.

Ca sỹ Lệ Thu (không phải là ca sỹ Lệ Thu lớn tuổi) là người hát “Em ơi, Hà Nội phố” đầu tiên trên sân khấu. Một tuần sau đó, ca khúc này nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Sinh thời, nhạc sỹ Phú Quang chia sẻ, Lệ Thu là người hát hay nhất, xúc động nhất ca khúc này.

Những ám ảnh đau đáu về 12 ngày đêm 1972

Còn nhớ tại sự kiện kỷ niệm 45 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 5 năm trước, nhạc sỹ Phú Quang bày tỏ, nỗi niềm đau đáu nhất, ám ảnh nhất trong cuộc đời ông chính là ký ức về trận bom rải thảm tàn phá khu phố Khâm Thiên nơi gia đình ông sinh sống. Nhạc sỹ từng nhiều lần từng thổ lộ, điều ám ảnh nhất về Hà Nội của ông chính là sự đau đớn, xót xa. Và cũng chính từ những cảm xúc tột cùng bi thương ấy, đã giúp ông có những tác phẩm về Hà Nội mà chỉ cần giai điệu ngân lên, ca từ như chất chứa nỗi lòng của cả một thế hệ người Hà Nội mãnh liệt và da diết.

Tại Hội thảo “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca bất diệt do Hà Nội tổ chức, nhạc sỹ Phú Quang được mời đến với tư cách là chứng nhân lịch sử trong cuộc chiến đấu oanh hùng 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972. Nhạc sỹ nhớ lại, đêm đầu tiên khi “pháo đài bay” B-52 dội bom rải thảm tàn phá phố Khâm Thiên, ông và vợ chồng người chị gái cũng xuống hầm trú ẩn cùng mọi người. Ba người ngồi trong ngách ngang của căn hầm, bên ngoài ngách dọc là hơn chục người khác. “Tiếng bom nổ, nghe như gần mà như xa, sau vài chục phút, tất cả trở lên im lặng”, nhạc sỹ Phú Quang kể.

Chị gái ông là người bò ra đầu tiên, nhưng rồi ông thấy chị lại bò trở lại hốt hoảng: “Quang ơi, mọi người xung quanh hình như đã chết hết rồi. Chị sờ ai cũng mềm nhũn, không cử động gì cả”. Vợ chồng người chị gái và nhạc sỹ đến tận 2-3h sáng mới ra được khỏi căn hầm và nhận thấy họ đã rất may mắn. Vì quả bom nổ cách một quãng trước căn hầm. Sức ép đã làm tất cả những người cùng trú ẩn trong hầm chết. Chỉ duy nhất ba người còn sống sót vì ngồi trú trong ngách ngang của căn hầm.

Nhà thơ, họa sỹ Phan Vũ lúc sinh thời.

Nhà thơ, họa sỹ Phan Vũ lúc sinh thời.

Lên đến mặt đất, nhạc sỹ Phú Quang không còn nhận ra khu phố của mình. “Không còn là những lớp lớp nhà san sát nữa. Tầm mắt của tôi đứng từ Khâm Thiên mà nhìn thẳng được ra tận phố Đê La Thành. Tất cả đã bị bom san phẳng, chỉ còn một vùng hoang tàn, đổ nát”. Bao nhiêu người quen, hàng xóm, bạn bè đã bị vùi lấp.

Hình ảnh khiến ông như tạc vào tâm trí là một bà cụ già hàng xóm, ở gia đình ông thợ cắt tóc. Bà cụ tóc đã bạc tay cầm viên gạch, đứng bất động trên đống đổ nát. Khuôn mặt của bà câm lặng như một pho tượng, không một giọt nước mắt nào rơi xuống khi mọi người lần lượt khênh ra từng người thân của bà, từ chồng, con, cháu… “Tất cả là 26 người thân của bà đã chết. Bà không khóc mà tôi đứng đó lại khóc”, nhạc sỹ Phú Quang nghẹn lời khi nhắc lại kỷ niệm buồn.

Trời sáng dần, quang cảnh xung quanh nhạc sỹ Phú Quang là la liệt những phần thân thể người mắc trên dây điện, từ những cánh tay, cái chân… Và người bạn thân nhất của ông cũng đã bị vùi lấp dưới lớp đất đá. Những ngày sau đó, hôm nào nhạc sỹ Phú Quang cũng tìm bạn, cái chết của người bạn khiến ông ám ảnh cả trong những cơn mơ. Phải 13 ngày sau, ông và chị gái mới tìm được xác bạn bên dưới đống đổ nát mà trước đó là ngôi nhà của gia đình ông, số 49 Khâm Thiên. Hoá ra, sau trận bom, người bạn thân đã chạy đi tìm ông, xem gia đình bạn có bị sao không. Và đến đúng nhà ông thì bị cả bức tường đổ sập xuống.

Sau này, nhạc sỹ Phú Quang kể, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam có vận động các ca sĩ, nhạc sĩ viết giao hưởng về chiến tranh. “Lúc đó tôi viết bản Hồi ức. Khi trình diễn xong, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp nói: “Nghe bài của Quang anh khóc luôn”. Tôi nhìn sang 3/4 khán giả Nhà hát Lớn Sài Gòn cũng khóc. Nhạc không lời mà họ khóc như thế, tôi nghĩ do bản nhạc đó có kỷ niệm không quên của bản thân, là những cảm xúc rất thật”, nhạc sỹ Phú Quang chia sẻ.

Căn nhà gia đình nhạc sỹ Phú Quang ở là một trong ba ngôi nhà được giữ lại làm chứng tích chiến tranh. “Nhà tôi khi ấy bây giờ đã thành nơi có tượng đài rêu phong. Mỗi lần đi qua phố, nhìn vào pho tượng ấy, ký ức năm xưa lại tràn về khiến tôi đau đớn và xót xa”. Từ một chàng trai 23 tuổi khi đế quốc Mỹ oanh tạc Hà Nội 12 ngày đêm bằng máy bay ném bom, Phú Quang đã là một nhạc sỹ nổi tiếng, với những ca khúc hay về Hà Nội.

Có lẽ, cũng bởi ông đã trải qua những giờ khắc sinh tử cùng Thủ đô. Và hơn ai hết, ông hiểu rõ nhất sức mạnh của những người dân Hà Nội không bom đạn nào có thể khuất phục, thể hiện qua ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” mà ông phổ nhạc từ thơ Phan Vũ: “Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân”. Không chỉ những nhân chứng làm nên lịch sử mà kể cả những người chứng kiến thời khắc ác liệt đó cũng không thể nào quên những ký ức đau buồn và bi tráng.

Nhạc sỹ Phú Quang: Yêu Tổ quốc từ những điều nhỏ bé

“Đôi lúc, con người ta không biết yêu những điều nhỏ bé. Phải yêu thứ gì lớn lao hơn cơ. Tôi nghĩ rằng, không yêu những điều nhỏ bé, sao yêu được những điều lớn lao được? Nếu tôi biết yêu những con đường có bờ tường cũ rêu phong, những con ngõ nhỏ, những chiếc lá rụng, những kỷ niệm, những giọt mưa… thì mới yêu được Tổ quốc, đất nước này. Người ta cứ thích nói những điều to lớn. Nhưng tình yêu bao giờ cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé”.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.