Chuyện ít biết ở “chợ quê” Ma Phường trong lòng phố

Chợ Bưởi ngày nay.
Chợ Bưởi ngày nay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Làng Yên Thái ở cuối đường Thụy Khuê, nằm sát hồ Tây có một khu chợ nổi tiếng, đó là chợ Bưởi. Một cái chợ mang tên gọi của dân gian và đầy chất quê kiểng giữa thị thành, buôn bán “thượng vàng, hạ cám”. Đặc biệt hơn cả, rất hiếm người đất Kinh Kỳ biết rằng, chợ Bưởi có tên “khai sinh” nghe rất rùng rợn, liêu trai đó là chợ Ma Phường.

Chợ họp trên mảnh đất “lắm người, nhiều ma”

Chợ Bưởi (hay còn gọi chợ Ma Phường) nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng, nối cả một vùng nông thôn rộng lớn phía bắc kinh thành với khoảng chừng 60 phường hội của Thăng Long. Từ lâu đời, chợ Bưởi đã trở thành một điểm nút giao lưu kinh tế quan trọng bậc nhất ở Thăng Long, gắn liên với sự phát triển văn hóa - xã hội của kinh thành ngay từ ngày đầu xây dựng.

Các cụ cao niên trong làng cho biết, từ những thế kỷ thứ 5, lúc “chào đời”, chợ Bưởi họp trên một bãi đất rộng thuộc phường Tích Ma. Tương truyền, bãi đất đó vốn là một bãi tha ma hoang vu chạy dài từ ngã ba sông Tô Lịch đến đền Đông Cổ thuộc thôn Đông. Bên cạnh bãi tha ma đó có một bãi đất bỗng nổi lên do hai dòng sông Tô Lịch và Thiên Phù hợp lưu tạo thành.

Người ta lấn hết cả bãi tha ma, nghĩa địa của phường Tích Ma để họp chợ nên mới có tên chợ là chợ Ma Phường. Sở dĩ, chợ Ma Phường còn gọi là chợ Bưởi là do thời xưa bưởi được chở về đây rất nhiều rồi rơi rớt mọc thành một bãi bưởi xanh tốt, người ta đã gọi nó là chợ Bưởi.

Chợ họp mỗi tháng sáu phiên vào các ngày 2, 14, 24 và 9, 19, 29. Bãi Bưởi trở thành nơi bán gia súc, gia cầm, hoa quả và lương thực. Cảnh chợ trên bến, dưới thuyền đông đúc và tấp nập. Ngoài khách trao đổi, buôn bán còn có cả những khách đến chơi với đầy đủ các tầng lớp trẻ già, trai gái. Dân làng có câu thơ: “Nhất vui là chợ Ma Phường/Lắm hàng, mọi chốn tìm đường đến mua”.

Cũng theo các cụ cao niên trong làng Yên Thái, vào thời xa xưa, ở Ma Phường những đêm tối trời tại Bãi Đống Ma cạnh chợ thường xuất hiện những khối ánh sáng nhỏ bay chập chờn trên mặt đất dăm bảy phút rồi tắt. Sau đó lại phụt lên rồi lại biến mất như kiểu ma quỷ mà người ta quen gọi nó là ma trơi. Theo những người mê tín này, dường như có cả những người dưới âm phủ cùng lên họp chợ với người trần. Họ dắt díu nhau lên, đi lại, trà trộn cùng người nên có câu: “Trẻ già, trai gái, vợ chồng dắt nhau mất hút vào thinh không”.

Lại có chuyện đậm chất liêu trai mà dân ở đây mỗi lần kể về “lai lịch” của chợ lại sởn da gáy. Khoảng năm 30 thế kỷ trước. Vào một ngày rằm trăng tỏ, tất cả các hàng quán đã dọn hàng, người buôn bán đều đã về hết. Đêm đến, một ông lão ăn xin ngủ nhờ tại chợ chợt nghe tiếng rầm rì, xì xào từ phía mấy hàng quán dưới gốc cây. Ông tỉnh giấc. Từ xa, ông lão nhìn thấy hàng quán mở, kẻ bán, người mua tấp nập lướt đi mờ mờ, ảo ảo như có màn sương mù che phủ.

Ngỡ tưởng đã họp chợ, bụng đói cồn cào, ông lão dò dẫm tới đó định bụng xin miếng ăn lót dạ. Nhưng kỳ lạ thay, càng đến thì những người ở đó càng tiến xa. Duy chỉ có một cô gái mặc chiếc áo dài trắng, đầu đội nón quai thao nhẹ nhàng tiến tới. Cô gái biếu ông lão tờ tiền một hào để ông mua đồ lót dạ. Ông cúi xuống, líu ríu cảm ơn nhận đồng hào đó. Ngẩng lên, cô gái ấy biến mất từ bao giờ. Ông dụi mắt tìm quanh rồi giở đồng hào đó ra ngắm nghía. Rồi ông lão thất kinh khi thấy trong tay mình là một tờ tiền âm phủ…

Những chuyện liêu trai ấy được truyền lại như củng cố thêm “lai lịch” huyền bí của chợ. Nó khiến cho nhiều người tò mò, thích thú chứ không làm họ e sợ tới chợ. Bà Nguyễn Thị Thơm (làng Yên Thái) bán hàng xén mộc mạc nói: “Tất cả mọi người ở đây đều biết mình đang làm ăn, sinh sống trên mảnh đất linh thiêng. Thế nhưng, lòng mình thành, tâm mình trong thì không có gì phải sợ. Người của cõi âm thể nào cũng ủng hộ cho người dương gian sinh sống và làm ăn chứ. Cái khu chợ linh thiêng này đã níu giữ hồn tôi mất rồi. Tôi còn sống thì còn buôn bán ở đây, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay về với đất”.

Chợ họp trên mảnh đất “lắm người, nhiều ma”. (Ảnh tư liệu)

Chợ họp trên mảnh đất “lắm người, nhiều ma”. (Ảnh tư liệu)

Chợ Ma Phường - nét đẹp chốn Kinh kỳ. (Ảnh tư liệu)

Chợ Ma Phường - nét đẹp chốn Kinh kỳ. (Ảnh tư liệu)

Sầm uất chợ Ma giữa chốn dương gian

Chợ Ma Phường (Bưởi) ra vào khá dễ dàng vì có không gian rộng, lại nhiều hàng hóa với đủ loại giá tùy theo túi tiền của từng người. Người bán ăn nói nhiệt tình, quý khách và thật thà. Họ gọi khách bằng “mình”, xưng “tôi” đầy thân thiện, mộc mạc. Ngoài “lai lịch” độc đáo của chợ thì đây là những điểm lôi cuốn bất cứ ai tới mua bán ở chợ.

Năm 1905, quan Tổng đốc Hà Đông - Hoàng Trọng Phu lúc bấy giờ đã cho xây dựng hai lô ngoài của chợ Bưởi bằng bê tông cốt thép từ cột lên tận mái nhà. Để đảm bảo độ thoáng và ánh sáng, mái của chợ đã được đổ hai tầng theo kiểu chồng diêm khá đẹp. Sau khi xây chợ xong thì một lô dùng cho các quầy hàng xén, vải vóc, tơ lụa, còn một lô thì dùng cho việc buôn bán các hàng cồng kềnh, hỗn tạp như quang gánh, mũ nón, đồ sắt, rổ rá, nồi niêu…

Phía ngoài chợ, khu bãi Bưởi bên kia bờ sông Tô Lịch vẫn giữ nguyên là chỗ bán trâu bò, gà lợn, chó mèo. Đặc biệt, phiên mua bán trâu bò, chó mèo được định kỳ hàng tháng vào 3 ngày 9, 19, 29. Người buôn bán ở các tỉnh xa Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên bái, Tuyên Quang có dịp về “hội tụ” khu chợ Ma Phường này.

Ngoài nhu cầu sức kéo và chăn nuôi cho các huyện ngoại thành, kinh đô Thăng Long cũng là nơi cung cấp nhiều thực phẩm tươi sống cho vua chúa, quan lại, cho tế lễ, hội hè, đình đám, khao vọng…

Thú vị hơn, chợ Bưởi là nơi tiêu thụ nhiều sản phẩm lao động của bà con Yên Thái góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống của làng. Là một làng làm giấy dó nổi tiếng, công việc bán giấy là rất quan trọng. Giấy dó được bán ở các phiên chính và phiên thường. Người bán giấy dó thường ngồi ở chợ chứ không mang đến nhà và cũng ít bán tại nhà.

Chợ Ma Phường xưa mang nét liêu trai, kỳ bí. (Ảnh tư liệu - mạng xã hội)

Chợ Ma Phường xưa mang nét liêu trai, kỳ bí. (Ảnh tư liệu - mạng xã hội)

Cho đến nay, chợ Bưởi vẫn là một chợ trong tâm thức dân gian, mặc dù xung quanh (và cả trong chợ) đã có nhiều quầy hàng, cửa hàng lộng lẫy với các loại hàng hiện đại, đắt tiền nhưng nếu nhìn thật kỹ thì tính chất của một khu chợ nông thôn cận thành vẫn chưa thay đổi bao nhiêu.

Đây là một khu chợ “nửa quê nửa thành” được xây dựng kiên cố từ hàng trăm năm nay và là một trong những chợ lớn của Hà Nội. Nhưng nó không giống chợ Đồng Xuân, chợ Hôm hoặc các siêu thị. Hàng hóa ở đây chủ yếu vẫn là hàng bình dân, “thượng vàng, hạ cám” cái gì cũng có, vào mua lúc nào cũng được. Cần nắm lá xông, quả chanh, xâu cua, cân ốc, cái kim, sợi chỉ… thì ghé chân vào chợ là có.

Nếu cần thì người mua, kẻ bán cứ dắt tuốt cả xe vào chợ, mua xong lại lách ra chứ không phải gửi gắm gì. Chính vì vậy mà chợ Bưởi luôn nhộn nhịp. Người mua, kẻ bán đã đành, có người không mua bán gì cũng vào chợ chơi. Đã có mấy cụ bà trong làng cười tít mắt nói: “Nếu vài ngày không ra xem chợ Bưởi là thấy nhớ. Đi chợ để ngắm nghía, xem người, xem cảnh, xem những thứ linh tinh”…

Các phiên chợ ngày thường luôn đầy ắp hàng hóa từ khắp nơi đưa về. Có cả những của ngon vật lạ như bánh giầy Quán Gánh, bánh cuốn Thanh Trì, cá rô đầm Sét, cua ốc Hồ Tây, sâm cầm Quảng Bá, cà cuống Tây Hồ, cốm vòng Dịch Vọng, hồng xiêm Xuân Đỉnh, mạch nha An Phú, cây cảnh Nhật Tân…

Chỉ có ai muốn mua bán trâu bò, gà lợn, chó mèo, cây cảnh, chim cá, mới phải chờ đến các phiên chợ chính để kén chọn cho vừa ý. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mổ trâu bò và dân các làng vùng Bưởi cùng nhau mua trâu bò rồi giết mổ tại chợ, chia nhau ăn Tết...

Những phiên chợ độc đáo với từng tên gọi “phiên trâu bò”, “phiên chó mèo”… đã làm nên một Ma Phường rất riêng, đầy thú vị, hiếm có ở đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. “Chợ quê” Ma Phường này mãi là nơi bộc lộ một cách đậm đặc nhất đời sống, tính cách và tâm hồn mộc mạc, giản dị của người Việt.

Trải qua bao thế kỷ, thăng trầm của lịch sử, khu chợ có tên liêu trai - Ma Phường (Bưởi) vẫn tấp nập kẻ bán, người mua trong cuộc sống dương gian:

“Nhất vui là chợ Ma Phường/Lắm hàng, mọi chốn tìm đường đến mua” hay “Chợ Bưởi có điếm cầm canh/Người qua, kẻ lại như tranh họa đồ”.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.