Lịch sử gây tranh cãi
Trong khi tên các cơn bão hiện nay có vẻ là đơn giản, nhưng kỳ thực hệ thống đặt tên cho bão lại có một lịch sử lâu dài và phức tạp. Nói cách khác, trong quá khứ nhiều cơn bão được đặt tên bằng các sử dụng các điểm vĩ độ, kinh độ cho tới mật mã quân sự… Và cho đến nay, con đường hoàn thiện hệ thống tên gọi cho bão vẫn nhiều gập ghềnh.
Ngược dòng chảy lịch sử, ban đầu các cơn bão ít nhiều đều được đặt theo tên các vị thánh được vinh danh. Điển hình cơn bão Santa ngày 26.7.1825 – một ngày dành riêng cho thánh Santa Anne. Nếu 2 cơn bão cùng xảy ra vào một ngày, thì cơn bão sau sẽ mang hậu tố cơn bão trước.
Ví dụ, cơn bão San Feliqe đánh vào bờ biên Puerto Rico ngày 13.9.1876, một cơn bão khác cũng xảy ra vào ngày 13.9.1928 – nó sẽ mang tên San Feliqe II.
Trong những năm 1850, một cơn bão ở Đại Tây Dương đã làm đắm tàu Antje, sau đó, nó được đặt tên là bão Antje, một cơn bão khác đổ bộ vào Florida trong Ngày lao động nên được mang tên bão Ngày lao động.
Nhận thấy cách đặt tên trên giống “một mớ bòng bong”, các nhà khoa học đã tính đến cách đặt tên theo vĩ – kinh độ. Tuy nhiên, phương pháp cồng kềnh này đã gây ra sự nhầm lẫn trên các chương trình truyền hình về dự báo thời tiết.
Năm 1951, truyền thống đặt tên bão chính thức được hình thành dựa trên bảng chữ cái ngữ âm của quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hệ thống này được chứng minh là quá khó hiểu và gây nhiều nhầm lẫn. Vì thế, năm 1953, các nhà dự báo thời tiết bắt đầu sử dụng bảng tên được quy định bởi NOAA – một cơ quan liên quan đến khí tượng thủy văn.
Hoặc theo nhiều nhà khí tượng, tên các cơn bão được đặt theo tên vợ. Minh chứng là, Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ đã sử dụng tên phụ nữ để đặt cho các cơn bão. Giới truyền thông đã tỏ ra thích thú khi mô tả các cơn bão mang tên nữ giới đầy “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” hay “tán tỉnh” các bờ biển.
Tuy nhiên, phương pháp này đã gặp phải sự phản đối của các nhà hoạt động nữ quyền. “Trong một động thái khôn ngoan, tên các đấng mày râu đã được đưa vào từ năm 1979”, Dennis Feltgen - phát ngôn viên của Trung tâm Bão quốc gia Mỹ cho biết thêm.
Đặt theo tên của phụ nữ giết chết nhiều người
Khách quan nhìn nhận, tên bão quan trọng hơn những gì con người có thể nghĩ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Illinois và ĐH Arizona Mỹ cho thấy: cơn bão được đặt theo tên của phụ nữ giết chết nhiều người hơn cơn bão được đặt theo tên nam giới.
Điều này không liên quan tới cường độ của bão mà xuất phát từ ý thức chủ quan đối với các cơn bão nhiệt đới mang tên nữ. Để chứng minh kết luận này đúng, cơn bão mang tên Patricia với sức gió mạnh 322km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở phía tây bán cầu.
Hiện, tên bão được xác định bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)trụ sở tại Geneva – phụ trách cập nhập thời tiết 6 khu vực của Thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ có tới 4 khu vực được theo dõi cẩn thận.
Đối với các cơn bão nhiệt đới, Trung tâm Bão quốc gia Mỹ đã lập ra 6 danh sách tên bão được duy trì và cập nhập bởi các nước thành viên của WMO thông qua một Ủy ban bầu cử quốc tế. Danh sách có chứa các tên bằng tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh.
Dĩ nhiên, danh sách được lưu giữ trong vòng quay không đổi. Ví dụ, danh sách tên năm 2010 sẽ được tái sử dụng một lần nữa vào năm 2016, cứ như vậy cho tới khi hết 6 danh sách. Cơn bão năm 2016 tại Tây Bắc Thái Bình Dương (thuộc danh sách 4) có tên Dianmu được Trung Quốc đưa ra – Việt Nam gọi đây là cơn bão số 3.