Chuyên gia y tế nói về tình trạng sương mù dày đặc sáng nay ở miền Bắc

Sương mù dày đặc sáng nay tại nhiều tỉnh, thành.
Sương mù dày đặc sáng nay tại nhiều tỉnh, thành.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thông tin với báo giới, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong thời tiết như hiện nay, người dân rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp khi ra đường, nên người già và trẻ em cần giữ ấm, đeo khẩu trang...

Sáng nay, 2/2, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý I năm 2024.

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, năm 2023 toàn ngành tiếp tục giữ vững thành quả phòng, chống dịch, ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh mới nổi; hoạt động khám, chữa bệnh trở lại bình thường; công tác hoàn thiện thể chế được chú trọng; đảm bảo chính sách bảo hiểm y tế cho người dân; cải cách thủ tục hành chính, chuyển đối số có nhiều chuyển biến tích cực; năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở từng bước được nâng lên; công tác đào tạo nhân lực được đổi mới; các chính sách về dân số tiếp tục được hoàn thiện. Nhiều lĩnh vực y tế chuyên sâu, mũi nhọn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhấn mạnh, năm 2024, ngành y tế vẫn sẽ phải đối mặt với các thách thức do gánh nặng bệnh tật kép với sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm; tình trạng già hóa dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, công nghệ hóa, toàn cầu hóa, hành vi lối sống...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí.

Cũng trong buổi gặp mặt, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thông tin, một số khu vực trên thế giới đang trong mùa đông với thời tiết giá lạnh, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. Số mắc COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp gia tăng trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp phải nhập viện.

Chia sẻ về hiện tượng sương mù dày đặc sáng nay tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện tượng sương mù thường xảy ra hàng năm vào mùa đông, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, khu vực miền núi. Tại Hà Nội, hiện tượng này khá hiếm, nhưng đã xuất hiện trong thời gần đây.

"Đây là vấn đề của khí hậu. Trong thời tiết như hiện nay, người dân rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp khi ra đường, nên người già và trẻ em cần giữ ấm, đeo khẩu trang cẩn thận”, ông Tâm nói.

TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng cảnh báo: “Thời tiết vẫn diễn biến bất thường, tại khu vực miền Bắc đang là mùa giá lạnh, hanh khô, xen kẽ những ngày nồm ẩm là nguyên nhân nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội sắp tới, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao”.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch và kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp và trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội năm nay, Bộ Y tế đã liên tục có các công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch; thường xuyên cung cấp, cập nhật các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đồng thời, Bộ chỉ đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tổ chức tiêm bổ sung vaccine phòng COVID- 19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan, bùng phát lan rộng ra cộng đồng; tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Các đơn vị, địa phương cần xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh.

Liên quan đến COVID-19, ông Nguyễn Lương Tâm cho biết, biến thể JN.1 đã phát hiện ở các trường hợp mắc COVID-19 tại TP HCM. Đây là biến thể thuộc nhóm cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron, đã gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực thời gian gần đây.

Biến thể JN.1 được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch, tuy nhiên theo WHO hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới vẫn tiếp tục khuyến cáo triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.