Chuyên gia y tế nói về hiệu quả mũi 3 vaccine phòng COVID-19: Kháng thể cực mạnh

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Chuyên gia y tế đầu ngành về tiêm chủng tại Việt Nam cho biết, sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 3 thì kháng thể miễn dịch tạo ra sẽ rất mạnh, hơn gấp 5,7,9 lần hoặc nhiều hơn thế.

Trao đổi nhanh với PV Báo Pháp luật Việt Nam liên quan đến phản ứng sau tiêm mũi 3, TS. BS. Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, phản ứng của việc tiêm mũi 3 sẽ không đáng kể.

"Với những người đã tiêm 2 mũi trước từ ngoài 3 tháng trở lên gần như sẽ không có vấn đề gì. Người ta ghi nhận phản ứng sau tiêm không khác biệt nhiều so với mũi 2. Nói chung mũi 2 phản ứng như thế nào thì mũi 3 tương tự", TS. BS. Phạm Quang Thái nói.

Cũng theo Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 3 kháng thể miễn dịch sẽ được tạo ra sẽ rất mạnh, hơn gấp 5,7,9 lần hoặc nhiều hơn thế. Thời gian miễn dịch cũng sẽ kéo dài hơn mũi 2.

“Người ta tính vào các hàm toán học thấy rằng rõ ràng thời gian bảo vệ sẽ lâu hơn. Kháng thể sinh khả năng trung hòa tốt, giảm tỷ lệ nhiễm”, ông Thái nhấn mạnh.

Vị chuyên gia y tế nói thêm, tiêm mũi 2 đến khoảng tháng thứ 4 kháng thể sẽ bị tụt. Nhưng sau mũi 3, kháng thể ổn định 6 tháng trở lên.

Bộ Y tế đang lên kế hoạch tiêm mũi 3. Những người có hệ miễn dịch kém nên tiêm mũi 3 phòng COVID-19 sau khi tiêm mũi 2 khoảng 1 tháng, phòng trừ không đáp ứng được với 2 mũi trước, hoặc đáp ứng yếu quá. Những người suy giảm hệ miễn dịch quá như người già, người có bệnh nền về máu, ung thư, lực lượng y tế và những người tiếp xúc với môi trường mật độ virus cao, có thể cân nhắc tiêm trước. Còn người bình thường có thể tiêm mũi 3 sau khi tiêm mũi 2 khoảng 3 tháng trở lên.

Có nhiều người cho rằng, bệnh nhân F0, đang được điều trị có thể dùng rượu và cigar để kháng virus và sát trùng. Theo TS. BS. Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), việc đó hoàn toàn không có căn cứ. Thậm chí sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị F0 còn làm miễn dịch của cơ thể bị giảm đi. Đối với thuốc lá và các chất kích thích cũng tương tự. Không có căn cứ dùng các loại này hỗ trợ điều trị bệnh.

Hiện một số hãng cung cấp vaccine lớn tính đến mũi 3 đối với những người đã tiêm từ tháng 6 trở ra. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thực tế có những mũi tiêm từ tháng 4 cũng có thể cân nhắc để tiêm mũi 3. Còn những người có hệ miễn dịch tốt, đáp ứng vaccine thì việc tiêm mũi 3 chưa cần thiết.

Những người tiêm trộn 2 mũi vaccine so với tiêm vaccine cùng loại có nên tiêm sớm hay không?. Trước câu hỏi này, TS. BS. Phạm Quang Thái thông tin, việc tiêm khác loại không có nghĩa sẽ bị giảm thời gian của kháng thể miễn dịch, mà ngược lại, thậm chí còn hiệu quả cao hơn. Việc kháng thể giảm nhanh hay không giảm nhanh phụ thuộc vào cơ địa của từng người, loại vaccine. Do đó, những người tiêm trộn cũng không nhất thiết phải tiêm sớm hơn những người tiêm cùng loại vaccine.

Ông Thái cũng khuyến cáo đến người dân cần tuân thủ đúng 5K và không được chủ quan. Vì dù có tiêm phòng đầy đủ thì cũng không thể đảm bảo là miễn nhiễm và không có nguy cơ tử vong

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều vaccine; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều.

Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí. Chiến dịch tiêm chủng vaccine cũng đang được triển khai rất thành công.

Tính đến hết ngày 7/11, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vaccine. Số lượng vaccine hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay; đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.