Chuyên gia vũ khí Nga lý giải về vũ khí laser

Chuyên gia vũ khí Nga lý giải về vũ khí laser
(PLVN) - Việc chế tạo các loại vũ khí laser có khả năng phá hủy tên lửa và các thiết bị quân sự khác, giống như vũ khí thông thường hiện nay là không thể, bởi vì mâu thuẫn với các định luật vật lý, theo ông Viktor Murakhovsky - thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban tổ hợp công nghiệp quân sự Liên bang Nga nói với Sputnik.

Trước đó, trên cổng thông tin trực tuyến The Space Review tại Mỹ đăng tải bài báo "Peresvet: Hệ thống laser di động của Nga làm mù vệ tinh đối phương", cho hay  chức năng chính của hệ thống laser mới nhất "Peresvet" là "chiếu sáng" các vệ tinh. Bài báo cũng dẫn ra sự khác biệt giữa thuật ngữ "bùng sáng" và "làm mù". 

Bình luận về nội dung này, chuyên gia Murakhovsky nói: "Có những ranh giới vật lý khách quan có thể áp dụng vào công nghệ laser. Những ranh giới này đã được "chạm đến" vào thế kỷ trước nhờ kết quả của nhiều nghiên cứu và thử nghiệm. Khi tôi nghe thấy tuyên bố dũng cảm của người Mỹ cho rằng họ sẽ bắn hạ tên lửa hay bất cứ thứ gì khác bằng tia laser, thì điều đó trở nên nực cười”.

Vị chuyên gia nhắc lại trong các chương trình phát triển laser quân sự được phát triển tích cực tại Liên Xô, đã tạo ra những mẫu thử nghiệm như "Terra-3" và "Stilet". “Kết quả sử dụng giúp chúng ta có thể hiểu được các lĩnh vực ứng dụng thực sự của công nghệ laser trong mục đích quân sự: dùng laser xác định vị trí, áp chế quang điện điện tử các hệ thống khác nhau, thông tin liên lạc ở khoảng cách ngắn và dẫn đường” – ông nói. 

Vị chuyên gia trên cũng khẳng định, sẽ không có sự “bùng nổ”, vì không thể đánh lừa các định luật vật lý. Trên thực tế, cần có công suất rất cao để có được tia laser tập trung, do hiệu suất của laser khá thấp - nếu đạt 15%, thì được coi là một chỉ số cực kỳ xuất sắc. Chưa kể, ngoài năng lượng sử dụng cho laser, còn cần bộ tản nhiệt để chuyển phần năng lượng còn lại, và phải có hệ thống tự động tập trung quang học…

Chuyên gia cũng nói thêm, việc không thể sử dụng tia laser làm vũ khí quân sự cũng liên quan đến thực tế loại thiết bị này khá "nguy hiểm". "Điều kiện lý tưởng để laser hoạt động là những ngọn núi cao, ở nhiệt độ dưới 0 và không có gió. Nếu trên mặt đất, nơi có bụi, sương mù, tuyết và những thứ khác, thì hiệu quả giảm đi nhiều lần đáng kể".

Thành công trong việc phát triển một loại laser có khả năng bắn hạ máy bay không người lái đã được Mỹ công bố. Tháng 5/2020, Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ công bố video thử nghiệm trình diễn Hệ thống vũ khí laser trạng thái rắn, được bố trí trên tàu vận tải đổ bộ USS Portland, dựa vào đó kết luận có thể bắn hạ máy bay không người lái. 

Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai về các loại vũ khí chiến lược mới nhất của Nga, trong số đó có vũ khí laser "Peresvet" trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang vào ngày 1/3/2018. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu thông báo tổ hợp "Peresvet" bắt đầu tham gia vào nhiệm vụ trực chiến — thử nghiệm từ ngày 1/12/2018.

Theo Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov, kể từ tháng 12/2019, tổ hợp này đã được sử dụng để bao vệ các hệ thống tên lửa di động của Nga.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.