Chuyên gia Viện Nhi Trung ương chỉ cách phòng bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi, hầu hết bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên có một số trường hợp chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan.

Viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân là gì?

Theo TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết động, rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý toàn thân… dẫn tới hậu quả là tế bào gan bị hủy hoại.

Đa số các trường hợp viêm gan cấp có thể hồi phục sau khi loại trừ được tác nhân gây bệnh, một số ít diễn biến nặng, gây hậu quả suy gan không hồi phục và có thể tử vong, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến kéo dài dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan…

Theo WHO, viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em có một số đặc điểm chung như sau: Tuổi: trong lứa tuổi từ 0 – 16 tuổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn; Có một hoặc nhiều các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy...; Có các triệu chứng tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau như vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, có sự hủy hoại tế bào gan (tăng nồng độ các enzyme của gan ở trong máu); Không tìm thấy các nguyên nhân thông thường đã biết gây tổn thương gan; Bệnh nhân có thể hồi phục sau điều trị hỗ trợ tích cực, tuy nhiên một số trường hợp diễn biến nặng gây suy gan không hồi phục, cần ghép gan và đã có những trường hợp tử vong

Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, li bì hơn… cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ?

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh của những ca bệnh viêm gan cấp tính này. Cho đến nay, trên thế giới tỷ lệ tổn thương gan gây suy gan cấp không rõ nguyên nhân vẫn dao động trong khoảng 25-30%, tuy nhiên các ca bệnh này khá tản phát và không xuất hiện thành chùm ca bệnh như các ca bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân hiện đang được đề cập nhiều trong những ngày gần đây.

Có một số giả thuyết đang được đư ra và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và làm rõ: Sự liên quan của Adenovirus, đặc biệt là chủng Adenovirus 41, tới sự khởi phát tổn thương gan cấp tính; Vai trò gây tổn thương gan của virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19); Sự xuất hiện của một biến thể virus mới hay không; Sự thay đổi và đáp ứng miễn dịch của trẻ sau mắc COVID-19, cũng như đáp ứng với với các virus thông thường khác.

Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ?

Theo BS Hoa, cho tới nay, nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân này vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu. Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng. Cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ. Những trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn – buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế.

Trong khi chờ các đợi các kết quả nghiên cứu khẳng định nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp đặc hiệu, việc phòng bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc:

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi vệ sinh.

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vaccine phòng viêm gan B, viêm gan A, vaccine COVID-19 khi có chỉ định.

Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho các trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…).

Vệ sinh, sát khuẩn bề mặt tốt

Xử lý chất thải thích hợp

Thời gian gần đây có nhiều thông tin về căn bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em. Những ca bệnh đầu tiên được báo cáo ở châu Âu và Bắc Mỹ, và số ca tăng nhanh được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nước ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á cũng đã ghi nhận các ca bệnh. Từ những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 10 năm 2021, tính tới ngày 10/5, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo 348 trường hợp mắc bệnh tại 25 quốc gia, tăng 70 trường hợp so với báo cáo của tổ chức này vào ngày 6 tháng 5.

Tại Việt Nam, tới nay tuy chưa có ca bệnh nào được ghi nhận trong phạm vi cả nước nhưng Bộ Y tế đã có các văn bản gửi các cơ sở y tế trên cả nước về việc tăng cường giám sát, phân tích dịch tễ, lấy mẫu và xét nghiệm, kịp thời triển khai các biện pháp phòng dịch, tổng hợp tình hình các trường hợp ca bệnh nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em, báo cáo ngay những trường hợp ca bệnh nghi ngờ, đề xuất các biện pháp phòng chống sự lan truyền của bệnh tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa số trẻ mắc bệnh và tử vong.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.