Chuyên gia quốc tế khuyến cáo Việt Nam cần hành động để đẩy lùi 'đại dịch nghiện nicotine'

Các đại biểu tham gia hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Trước thực trạng sử dụng thuốc lá mới đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ, các chuyên gia quốc tế đã đồng loạt cảnh báo về một “đại dịch”, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng định hình một chiến lược đối phó toàn diện càng sớm càng tốt.

Việt Nam đang đối diện với "đại dịch mới"

Sáng 24/9, tại Hà Nội, Quỹ VinFuture phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức hội thảo InnovaConect với chủ đề “Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam”. Hội thảo diễn ra trực tiếp và trực tuyến, kết nối với đầu cầu tại Việt Nam, Thái Lan và Australia, quy tụ các chuyên gia y tế hàng đầu trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, GS. Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, hút thuốc lá là hành vi dễ bắt gặp và thậm chí được coi là truyền thống ở Việt Nam. Trong quá khứ, việc hút thuốc được xem là cách để bắt đầu câu chuyện, để xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, hút thuốc mang đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

"Với sự thịnh hành của các loại thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá mới) như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá lai… Việt Nam đang đối mặt với một "đại dịch" mới, tạo ra một thế hệ nghiện nicotine mới", GS Minh nêu rõ.

Một nghiên cứu mẫu ngẫu nhiên trên 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh, thành ở Việt Nam (thực hiện từ tháng 10 - 12/2023) do GS. Hoàng Văn Minh chủ trì (nghiên cứu của Trường Đại học y tế công cộng được hỗ trợ bởi Quỹ Phòng chống Tác hại thuốc lá và Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies) cho thấy: 96,2% và 37,8% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Trong đó 14% đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% hiện đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% đã từng sử dụng và 1,0% hiện đang sử dụng.

GS. Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng.

GS. Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng.

Từ kết quả trên, Hiệu trưởng Trường Đại học y tế công cộng bày tỏ sự lo ngại về mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt khi so sánh với các chỉ số về sử dụng thuốc lá truyền thống.

“Đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua. Đặc biệt, việc các chỉ số cao ở cả nhóm người dùng thử và nhóm đang dùng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng thậm chí có thể dẫn đến sự gia tăng về tỉ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống trong tương lai. Việc nghiện chất nicotine dần hình thành trong quá trình sử dụng thuốc lá điện tử có thể dẫn đến sự "chuyển tiếp" sang các sản phẩm thuốc lá truyền thống”, GS. Minh nhấn mạnh.

Không chỉ ở Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới cũng gia tăng nhanh ở nhiều quốc gia trong 10 năm qua. Sự hấp dẫn của các thiết bị thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng với kiểu dáng thời thượng, hương vị đa dạng và những chiến dịch quảng cáo tinh vi đã khiến nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên, lầm tưởng rằng những sản phẩm này an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống.

Theo PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc), các công ty thuốc lá đang sử dụng những chiến thuật quảng cáo tinh vi để thu hút giới trẻ, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Họ tạo ra những hình ảnh hấp dẫn, sử dụng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm và đưa ra những thông tin sai lệch về độ an toàn của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) - Ảnh: Nguyễn Nguyễn

PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) - Ảnh: Nguyễn Nguyễn

Đồng tình với quan điểm này, bà Bungon Ritthiphakdee, Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC, Thái Lan) nhận định, ngành công nghiệp thuốc lá đang tìm cách “lách” các quy định quản lý bằng việc giới thiệu các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, nhằm đối phó với các quy định ngày càng nghiêm ngặt đối với thuốc lá truyền thống.

“Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nicotine gây nghiện, có khả năng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine”, chuyên gia Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu cảnh báo.

Kết quả từ khảo sát của GS. Minh và nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, nhiều học sinh vẫn còn những hiểu lầm sai lệch về tác hại của các loại thuốc lá mới này, khi tin rằng chúng an toàn hoặc ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống. 23,5% học sinh không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của thuốc lá điện tử và con số này còn cao hơn đối với thuốc lá nung nóng (43,2%).

“Điều này đã dẫn đến việc nhiều học sinh sẵn sàng trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm này mà không hề lường trước được những tác hại đi kèm”, GS. Minh cho biết thêm.

Cần chiến lược đối phó toàn diện với "đại dịch nghiện nicotine"

Khẳng định thuốc lá điện tử nguy hiểm và có gây hại cho sức khỏe, bà Bungon Ritthiphakdee, Giám đốc Điều hành GGTC (Thái Lan) cảnh báo: "Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nicotine gây nghiện, có khả năng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine".

Bà Bungon Ritthiphakdee - Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC, Thái Lan).

Bà Bungon Ritthiphakdee - Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC, Thái Lan).

Thực tế, cộng đồng y tế toàn cầu cũng đã ghi nhận một số trường hợp tổn thương phổi do thuốc lá điện tử, hay còn gọi là EVALI. Theo đó, các sản phẩm thuốc lá mới được cho là có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với não bộ đang phát triển của trẻ vị thành niên.

“Chính phủ Singapore muốn bảo vệ thế hệ tương lai của mình và đó là lý do họ quyết định cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng”, bà Ritthiphakdee chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên của chuyên gia, người đứng đầu Trường Đại học y tế công cộng nhấn mạnh: "Cần phải hành động ngay lập tức, xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với những sản phẩm này". Đồng thời cho rằng, các chiến dịch sức khỏe cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc đối phó với tình trạng thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Ngoài ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho các chính sách kiểm soát thuốc lá, tránh tư tưởng cho rằng hút thuốc là "ngầu" hoặc "nam tính".

“Chính phủ Singapore muốn bảo vệ thế hệ tương lai của mình và đó là lý do họ quyết định cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng”, bà Ritthiphakdee chia sẻ.

Hiện trên thế giới có ít nhất 34 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, 11 quốc gia cấm bán thuốc lá nung nóng. Điển hình như tại Singapore, từ tháng 2/2018, chính phủ nước này đã hoàn toàn cấm việc mua bán, sử dụng và sở hữu các sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điện tử, shisha và thuốc lá không khói.

Đọc thêm

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.