Chuyên gia pháp y độc lập nêu nguyên nhân cái chết của George Floyd

Các cuộc biểu tình đòi công lý cho G.Floyd đã lan rộng khắp nước Mỹ và sang một số nước khác.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho G.Floyd đã lan rộng khắp nước Mỹ và sang một số nước khác.
(PLVN) - Kết quả cuộc khám nghiệm tử thi độc lập được thực hiện theo yêu cầu của gia đình George Floyd cho thấy anh chết vì nghẹt thở.

Luật sư Benjamin Crump cho biết, kết quả cuộc khám nghiệm tử thi độc lập, được thực hiện theo yêu cầu của gia đình George Floyd - người đàn ông da đen đã chết ở Minneapolis trong khi bị cảnh sát bắt giữ, từ đó làm dấy lên làn sóng bạo loạn ở Hoa Kỳ - cho thấy,George Floyd chết vì nghẹt thở.

"Chuyên gia giám định pháp y nổi tiếng thế giới Michael Baden và Allecia Wilson xác định rằng cái chết của Floyd là một vụ giết người, do nghẹt thở vì bị chèn ép cổ và lưng, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho não", luật sư thông báo trong một tin nhắn đăng trên Twitter.

Cần lưu ý rằng lực chèn ép phía bên phải động mạch cảnh của Floyd cản trở máu lưu thông lên não, còn lưng bị đè khiến anh ta không thể thở được. Theo các chuyên gia pháp y độc lập, lực nặng đè lên lưng, còng tay và tư thế là các yếu tố liên quan cản trở hoạt động của cơ hoành. Thông tin cho biết Floyd đã chết tại hiện trường.

"Những điều chúng tôi xác định được phù hợp với những gì mọi người nhìn thấy. Không có vấn đề sức khỏe nào khác gây ra cái chết", ông Crump tuyên bố dẫn lời của chuyên gia giám định pháp y Baden, "Cái chết của Floyd là vụ giết người do các sĩ quan đã có hành động thô bạo khi giữ anh ta trong hơn tám phút".

Theo ông, thông tin được trình bày đã chứng minh ý định và là cơ sở để đưa ra cáo trạng buộc tội giết người cấp độ một đối với sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin.

Trước đó có thông tin gia đình của người quá cố George Floyd không đồng ý với kết quả khám nghiệm tử thi sơ bộ, do các chuyên gia pháp y của hạt Hennepin bang Minnesota thực hiện. Kết quả khám nghiệm sơ bộ cho thấy nguyên nhân cái chết của Floyd không phải là nghẹt thở, mặc dù thực tế là cổ anh ta bị kẹp ít nhất tám phút, mà thực tế là do tổng hợp các yếu tố, là anh ta bị giữ, do vấn đề sức khỏe của anh ta, và có lẽ còn là do trong cơ thể anh ta có chất gây say.

Bạo loạn đã nổ ra ở Minneapolis và một số thành phố khác sau cái chết của công dân Mỹ gốc Phi George Floyd. Video xuất hiện trên Internet cho thấy cảnh sát còng tay Floyd, hạ gục và xô ngã anh ta, một người trong số họ dùng đầu gối chẹn vào cổ người bị bắt giữ.

Trong video thấy cảnh Floyd nhiều lần nói rằng anh ta không thể thở được, rồi sau đó lịm đi. Người đàn ông đã chết khi được đưa vào phòng hồi sức cấp cứu. Sau khi các cuộc bạo loạn bắt đầu nổ ra, bốn cảnh sát đã bị sa thải, một người trong số họ bị buộc tội làm chết người do bất cẩn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.