Chuyên gia Nga thể hiện lòng ngưỡng mộ Hồ Chủ tịch

 Chuyên gia Nga thể hiện lòng ngưỡng mộ Hồ Chủ tịch
(PLVN) - "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại sống. Chính từ lòng yêu nước, từ nhân cách của Người - sự giản dị, khiêm tốn, lòng vị tha, tài năng trên mọi lĩnh vực mà Người đã chiếm trọn vẹn tình cảm của người dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới", chuyên gia Liên bang Nga viết.

Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang tin của Viện Nghiên cứu Khoa học Dược liệu và Tinh dầu Liên bang Nga, đơn vị tham gia giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đăng bài viết thể hiện tình cảm sâu sắc và kính trọng của các chuyên gia Liên bang Nga đối với Người.

Xin giới thiệu bài viết do ông Phạm Quang Lân dịch:

“Ngày 19 tháng 5 năm 2020, tròn 130 năm Ngày sinh của một trong những nhà hoạt động chính trị kiệt xuất của thế kỷ 20, người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

anh bac bai bao nga

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà hoạt động chính trị có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong tiến trình lịch sử của đất nước Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ 20.

Vào năm 1954, Quân đội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi trước thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng này có tác động to lớn về tâm lý đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á và Châu Phi. Chiến thắng này góp phần thúc đẩy hoạt động đấu tranh của các nước Châu Á và Châu Phi cương quyết hơn. Hệ thống thuộc địa do các nước Tây Âu dựng lên trong nhiều thế kỷ đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vài năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh và những học trò của Người đã đánh thắng đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã phải rút khỏi Việt Nam trong thế thất bại về chính trị và quân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại sống. Chính từ lòng yêu nước, từ nhân cách của Người - sự giản dị, khiêm tốn, lòng vị tha, tài năng trên mọi lĩnh vực mà Người đã chiếm trọn vẹn tình cảm của người dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Nhờ những đóng góp thiên tài của Người, UNESCO đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở Liên Xô trong một thời gian và cũng đã trở lại đây khi là người đứng đầu của Việt Nam. Trong một chuyến thăm Liên Xô, đến Kremlin tại Bảo tàng V.I.Lênin, Người viết lần đầu tiên vào trong cuốn sổ lưu niệm về Lênin, người mà Hồ Chí Minh không kịp gặp trong suốt cuộc đời hoạt động của mình: “Lê nin - người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản, là người có đạo đức cao cả, người đã dạy cho chúng ta phải cần, kiệm, liêm, chính. Lênin - Người là bất tử”.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, theo đề nghị của Lãnh đạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu y sinh Mátxcơva thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga FSBSI đã hỗ trợ nhân dân Việt Nam anh em trong công tác khoa học - thực hành giữ gìn và bảo quản thi hài của Người, cho đến nay các chuyên gia của Trung tâm vẫn tiếp tục tham gia với tư cách là những người tư vấn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học này.

Cả nhân loại luôn ghi nhận những đóng góp xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn nhân dân Việt Nam với lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Người đã sáng lập ra một quốc gia độc lập.

Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội và Lăng Chủ tịch bắt đầu mở cửa đón khách vào thăm viếng từ năm 1975”.

Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
 Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyên văn bản tiếng Nga

“19 мая 2020 года исполняется 130 лет со дня рождения одного из выдающихся политических деятелей XX века, лидера вьетнамской национально-освободительной борьбы, основателя Демократической Республики Вьетнам, первого Президента Демократической Республики Вьетнам Хо Ши Мина.

Хо Ши Мин является одним из политиков, оказавших наибольшее влияние на ход истории Вьетнама и всего национально-освободительного движения двадцатого столетия. В 1954 году вьетнамские войска под руководством Хо Ши Мина одержали победу над французскими колонизаторами. Эта победа оказала огромное психологическое воздействие на национально-освободительные движения в странах Азии и Африки, побудила их к более решительным действиям. Колониальная система, выстраиваемая западноевропейcкими странами в течение многих столетий, рухнула в течение нескольких лет. Хо Ши Мину и его преемникам, удалось одержать победу над США во время Вьетнамской войны. Соединенные Штаты Америки были вынуждены уйти из Вьетнама в результате военных и политических неудач.

Хо Ши Мин стал легендой ещё при жизни. Благодаря патриотизму, человеческим качествам – простоте, скромности, отзывчивости по отношению к людям, многогранному таланту он завоевал безграничную любовь миллионов вьетнамцев и всего прогрессивного человечества. Его заслуги получили высокую оценку – он был признан ЮНЕСКО Героем национально-освободительного движения и выдающимся культурным деятелем.

В СССР Хо Ши Мин прожил несколько лет и, став руководителем Вьетнама, часто прилетал в Советский Союз. В один из визитов, посещая Московский Кремль, он сделал первую запись в книге отзывов в Музее-квартире В.И. Ленина, с которым при жизни вождя ему не удалось встретиться: «Ленин – великий учитель пролетарской революции. Он – человек самой высокой морали, который учит нас трудолюбию, экономии, чистоте, прямоте. Вечно бессмертен Ленин».

После смерти Хо Ши Мина в 1969 г. по просьбе руководства СРВ ученые Научно-исследовательского и учебно-методического центра биомедицинских технологий ФГБНУ «Всероссийский научно-исследовательский институт лекарственных и ароматических растений» оказали братскому вьетнамскому народу научно-практическую помощь в выполнении работ по бальзамированию его тела, и до настоящего времени осуществляют консультативную помощь по данной тематике.

Весь мир признает выдающиеся заслуги Хо Ши Мина, а народ Вьетнама с большим уважением и благодарностью относится к основателю своего независимого государства.

В столице страны, г. Ханое, благодаря безвозмездной помощи СССР, построен Мавзолей Хо Ши Мина, который был открыт для посещения в 1975 г”.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.