Theo chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm bớt mệt mỏi giữa các đợt điều trị, tăng nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Từ đó, giúp quá trình điều trị cũng diễn ra thuận lợi hơn.
- Chế độ ăn tinh bột: Tinh bột tốt thường có nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, ngô, hạt lúa mạch và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn,…Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn, khi nấu ăn, hạn chế cho thêm các chất phụ gia hay chất bảo quản vì nó là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỉ lệ ung thư.
- Chế độ ăn giàu chất đạm: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại acid amin người bệnh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn cân đối giữa protein động vật và thực vật. Cơ thể cần được bổ sung các nguồn sắt, kẽm,...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò,...Hay nguồn chất đạm có trong các loại hải sản như tôm, cua, cá,.... Đồng thời các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
- Chế độ ăn có chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng do chất béo cung cấp. Chọn các loại dầu hạt như dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu lạc... Nên sử dụng ở dạng xào nấu, hạn chế dùng ở dạng chiên vì khi ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại.
- Chế độ ăn rau quả: Chọn các loại rau củ quả tươi sạch, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế. Rau quả chứa rất nhiều chất xơ, chất khoáng, các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.
Bệnh nhân ung thư rất cần chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần. Bệnh nhân ung thư thường ăn không ngon miệng, chán ăn, lười ăn chính vì vậy ngoài ba bữa ăn chính, bệnh nhân nên ăn những bữa ăn phụ nhỏ, xen kẽ giữa các bữa chính. Bệnh nhân cũng có thể tăng cường uống sữa để hỗ trợ bổ sung thêm dinh dưỡng. Người bệnh cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể là nước ép rau, quả hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước... Tuy nhiên, bệnh nhân cần hạn chế uống những thức uống chứa cafein...
Bệnh nhân cũng tuyệt đối không nên ăn kiêng hoặc nhịn ăn. Vì nếu nhịn ăn, các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị bỏ đói và thiếu dinh dưỡng. Điều này lại càng làm cho bệnh nhân dễ bị suy kiệt sức. Bệnh nhân ung thư cũng không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc tránh ăn bất kỳ các loại thực phẩm cụ thể nào. Do đó, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm chất nhưng với một lượng vừa đủ.
Việc áp dụng chế độ ăn hợp lý và khoa học có vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh giảm bớt những tác dụng phụ của các đợt điều trị, đồng thời sẽ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Tầm soát phát hiện ung thư giai đoạn sớm tạo thế chủ động cho người bệnh trong cuộc chiến với ung thư, góp phần tăng hiệu quả điều trị, phục hồi và chất lượng sống. Theo thống kê, nếu phát hiện ung thư giai đoạn sớm, bệnh nhân có tỷ lệ sống trên 5 năm là 90%. Với những tiến bộ trong điều trị hiện nay, các phương pháp tầm soát ung thư hiện đại có thể hỗ trợ người dân được chăm sóc sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả hơn so với trước đây.
Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark hiện nay đã cung cấp rất nhiều gói khám tầm soát Ung thư định kỳ để phù hợp với nhu cầu của mỗi người nhưng vẫn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh. Tại bệnh viện có cung cấp những gói khám tầm soát ung thư sau:
Gói khám Tầm soát bệnh Ung thư di truyền cho Nữ 2.500.000
Gói khám Tầm soát bệnh Ung thư di truyền cho Nam 2.500.000
Tầm soát 15 bệnh Ung thư di truyền 7.500.000
Tầm soát 30 bệnh Ung thư di truyền 12.000.000
Tầm soát 30 bệnh Ung thư di truyền ; 09 bệnh Di truyền lặn; 30 hội chứng Bệnh lý di truyền 17.000.000
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt mua các gói khám sức khỏe chuyên sâu, vui lòng liên hệ qua số tổng đài 02513.988.888 - 89999 hoặc Hotline: 0703205684 để được tư vấn.