Chuyên gia: Giải quyết tận gốc khâu phân phối hàng hóa mới có thể kích cầu tiêu dùng hậu Covid-19

Ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.
Ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.
(PLVN) - Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã kiểm soát cơ bản dịch Covid-19, nhưng dịch đã tác động trực tiếp và nặng nề đến thu nhập, sinh kế của người lao động, nhất là những người lao động nghèo. Công ăn việc làm, thu nhập của các bộ phận dân cư bị suy giảm mạnh dẫn tới sức mua của toàn xã hội ở thị trường nội địa bị giảm sút nhanh chóng. 

Liên quan tới vấn đề kích cầu tiêu dùng và phát triển thị trường nội địa sau dịch Covid-19, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội -  đã có trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Mới đây, Thủ tướng Chính Phủ đã chỉ đạo “Phải lấy cung làm chủ đạo, đẩy mạnh cầu của nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh kích cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân. Thưa ông, ông suy nghĩ gì về việc người đứng đầu Chính phủ lại đề ra định hướng đó trong thời điểm này?

- Theo Tổng Cục thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng năm 2020 đã giảm 3,9%, nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm tới 8,6% (so với 5 tháng cùng kì năm 2019) tăng trưởng đạt 8,5%.

Đây là một sự sụt giảm đáng lo ngại. Chúng ta đều biết, tiêu dùng xã hội đóng vai trò là một trong những trụ cột quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng sức tiêu thụ yếu quả là một bài toán nan giải.

Câu chuyện dư thừa cục bộ của một số loại hàng hóa nông sản trong nhiều năm qua khiến chúng ta phải giải cứu liên miên, ví dụ như 5 tháng đầu năm 2020 tiếp tục giải cứu một loạt các nông sản và thực phẩm như bí đao, ổi, thủy hải sản..., chính là một bài học sâu sắc cho việc tăng cung hàng hóa phải đi đôi với việc tạo sức mua, kích cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân.

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 4/2020, 5 triệu người lao động phải nghỉ việc vì dịch Covid-19.

Kích cầu nội địa còn có ý nghĩa rộng hơn, đó là: phải phát huy những tiềm năng vốn có của thị trường nội địa Việt Nam. Kênh siêu thị, trung tâm thương mại hiện mới chiếm 25% thị phần bán lẻ; thị trường nông thôn còn trống vắng, kênh truyền thống bao gồm chợ, cửa hàng lẻ tuy chiếm đến 75% thị phần bán lẻ nội địa song doanh số một số năm gần đây bị suy giảm từ 20-30%, hạ tầng của kênh thương mại truyền thống chưa được quan tâm đúng mức trong khi lại phải cạnh tranh một cách quyết liệt với kênh thương mại hiện đại của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Phát triển thị trường nội địa ở nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước để chăn nuôi trồng trọt, có vùng biển rộng mênh mông để đánh bắt và khai thác hải sản, đó là một thuận lợi bởi nguồn cung dồi dào phong phú, cung cấp tại chỗ cho thị trường bán lẻ. Vì vậy, chủ trương “Lấy cung là chủ đạo” của Chính phủ là rất đúng đắn, và sẽ hiệu quả hơn khi cung được gắn kết với cầu, với sức mua xã hội ngày càng được tăng lên.

Vậy theo ông, xu hướng tiêu dùng hậu Covid-19 là gì? Ông nhận định như thế nào về khả năng phục hồi của thị trường nội địa sau dịch bệnh, thưa ông?

- Hậu Covid-19, hầu hết túi tiền của người dân đều “teo tóp” cho nên sức mua không cao. Người ta sẽ chi tiêu tiết kiệm, chi những thứ thật cần thiết vì tâm lý dự phòng do nhiều quốc gia hiện tại số ca mắc Covid-19 vẫn tăng cao. Tức là nhu cầu thì có nhưng nhu cầu có khả năng thanh toán lại yếu, như vậy, tổng mức bán lẻ sẽ giảm, doanh thu giảm.

Theo tôi khả năng phục hồi thị trường nội địa, từ nay đến quý IV mới có triển vọng phục hồi. Bởi thực tế, thời gian sau dịch, Chính phủ đã có những cố gắng nâng cao và khôi phục sức mua xã hội bằng các chính sách, trợ cấp phụ cấp cho người dân... tuy nhiên giá các loại mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn còn leo thang, điển hình là giá thịt lợn.

Bên cạnh đó, những hành vi trục lợi nhằm thu lợi nhuận ở khâu trung gian và khâu bán lẻ cũng khiến giá thành bị đẩy lên cao, khiến cho sức mua không thể tăng.

Vậy muốn phát triển thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng cá nhân, chúng ta phải làm gì, thưa ông?

- Đầu tiên phải nói đến yếu tố nhu cầu có khả năng thanh toán trong các tầng lớp dân cư. Bài toán đặt ra là phải phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động trong toàn xã hội. Đẩy mạnh sức mua xã hội cần đi đôi với phát triển sản xuất hàng hóa, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm. Tăng cung cho xã hội nhưng phải tăng cung có chất lượng, có giá cả cạnh tranh, mẫu mã hàng hóa đa dạng, phong phú thu hút người tiêu dùng.

Một điều quan trọng là sản xuất và phân phối nhất thiết phải thiết lập được các chuỗi hoạt động một cách hiệu quả.  Lợi nhuận của từng khâu trong chuỗi phải được xác định hợp lý nhằm kích thích chuỗi phát triển ngày càng bền vững. Hàng hóa sản xuất ra phải đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, vừa giảm khâu trung gian, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ở thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại...

Các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp bao gồm cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt các công tác xây dựng thương hiệu của hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Ông vừa nhắc đến vấn đề then chốt cần khắc phục hiện nay là trong khâu phân phối hàng hóa? Theo ông, chúng ta nên khắc phục và giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Để kích cầu tiêu dùng tức giá thành cần phải giảm, muốn vậy, sản xuất và phân phối nhất thiết phải thiết lập theo chuỗi hoạt động một cách hiệu quả, giảm thiểu đi các khâu trung gian.

Thực tế cho thấy mức chiết khấu của một số nhà bán lẻ lên tới 25-30%, khiến người sản xuất không còn lãi, nên không thể hạ giá thành. Ví dụ: Cá sạch Đại Áng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội sau nỗ lực đáp ứng đầu đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của một số siêu thị tại địa phương nhưng khi khi kí hợp đồng đã bị siêu thị đặt điều kiện: chiết khấu gửi cá là 30%, cuối cùng là Hợp tác xã nuôi cá 3 tháng sau khi hàng bán hết mới được thanh toán tiền hàng...

Vì vậy, để kích cầu thị trường nội địa, cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia. Quy hoạch này bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông, các dịch vụ logistics.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

“Hà Nội đêm không ngủ”- cầu nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Cơ hội mua hàng giảm giá tới 100% với chương trình “Hà Nội đêm không ngủ“

(PLVN) - Nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời kích cầu tiêu dùng nội địa, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale” vào đêm 27/11 tới. 

Đọc thêm

Richy: Căng buồm, đón gió, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Richy: Căng buồm, đón gió, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới
(PLVN) - Ngay từ khi quyết định thành lập công ty, ông Trần Sỹ Trực –  ông chủ của thương hiệu bánh kẹo Richy đã mạnh dạn đưa ra mục tiêu: Trở thành thương hiệu sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam và đưa tinh hoa bánh kẹo nước nhà ra thế giới. Bằng ý chí, nghị lực và quyết tâm mãnh liệt của mình, ông và các cộng sự đã và đang hiện thực hóa mục tiêu đó!

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Thái Nguyên: Người tiêu dùng đã ưu tiên chọn hàng nội

Hàng Việt được bày bán rộng khắp các gian hàng và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
(PLVN) - Sau 11 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng, ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trong nước, thay vì hàng ngoại nhập, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như trước đây.

Hàng Việt bước vào cuộc cạnh tranh lớn trên sân nhà

Hàng Việt sẽ phải vào cuộc đua hút khách Việt với hàng ngoại. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Với việc thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới, hàng Việt có thuận lợi lớn trong xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, thị trường trong nước cũng sẽ đón một lượng lớn hàng hóa tương ứng từ các quốc gia phát triển. Cạnh tranh trên sân nhà sẽ ngày càng khó khăn hơn khi nhận định “thua trên sân nhà” vẫn còn ám ảnh doanh nghiệp Việt.

Máy biến thế HBT Việt Nam: Nâng tầm thương hiệu Việt

HBT Việt Nam xuất xưởng lô máy biến áp 15 MVA đầu tiên trong năm 2020 cho thị trường Lào.
(PLVN) - Với sứ mệnh mang tới cho khách hàng sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt nhất, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành điện xã hội, Công ty CP sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam (HBT) đã từng bước trở thành nhà sản xuất và phân phối máy biến áp, thiết bị điện đứng đầu Việt Nam, “chắp cánh” đưa thương hiệu thiết bị điện Việt Nam vươn ra thế giới.

Bibica và “cuộc chiến” giữ thương hiệu bánh kẹo nội

 Bánh kẹo Bibica.
(PLVN) - Trong những thương hiệu có tiếng của Việt Nam bị các hãng nước ngoài thâu tóm, trường hợp của Bibica khá đặc biệt. Khi ngỡ như tất cả đã thuộc về tay tập đoàn nước ngoài thì một tập đoàn trong nước khác đã cứu nguy cho thương hiệu này và giờ đây, Bibica đang quyết tâm trở lại đường đua với mục tiêu trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam.

'Bắc cầu' cho hàng hóa Việt vươn khơi

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm với đối tác Thái Lan tại  Chương trình Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam.
(PLVN) - Hàng hóa Việt Nam, từ những thương hiệu đã có tên tuổi vài chục năm đến những thương hiệu vài năm tuổi đều có cơ hội ngang nhau trong các cuộc kết nối vào hệ thống siêu thị lớn, vừa diễn ra vào cuối tuần qua.

Hàng trăm sản phẩm “Tinh hoa Việt Nam” hội tụ tại Hà Nội

Nghi thức bấm nút quả cầu đại diện cho hình ảnh hàng hóa Việt Nam sẽ xuất hiện trên toàn cầu
(PLVN) - Hàng trăm sản phẩm chủ lực của Việt Nam như cà phê, trà, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, dệt may, da giày, balo, túi xách đã xuất hiện trong Tuần hàng Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam, được chính thức khai mạc tối 23/10/2020 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sắp diễn ra Tuần hàng “Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam”

Cuộc họp báo thông tin về sự kiện Tuần hàng Made in Vietnam - Tinh hoa Vietnam.
(PLVN) - Sẽ có khoảng 100 gian hàng với các ngành hàng chủ lực của Việt Nam tham gia Tuần hàng “Made in Vietnam - Tinh hoa Việt Nam” diễn ra từ ngày 23-25/10/2020 tại Hà Nội. Đây là sự kiện được tổ chức thay cho Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan, được diễn ra thường niên tại Thái Lan từ năm 2016.

TP HCM khai mạc hội chợ khuyến mại năm 2020

TP HCM khai mạc hội chợ khuyến mại năm 2020
(PLVN) - Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại năm 2020 tại TP HCM, Sở Công thương giao Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP HCM (đơn vị trực thuộc Sở) phối hợp Công ty Cổ phần Quảng cáo và Xúc tiến thương mại Thiên Việt tổ chức Hội chợ Khuyến mại năm 2020 với chủ đề “Thỏa sức mua – Đua sức sắm”.

Vina-Giầy miệt mài 30 năm để khẳng định thương hiệu Việt

Vina-Giầy miệt mài 30 năm để khẳng định thương hiệu Việt
(PLVN) - Tham gia thị trường giày dép từ những năm 1990 nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng chủ sở hữu thương hiệu Vina-Giầy – ông Vũ Văn Chầm đã từng có trong tay một hiệu giày nức tiếng Sài Gòn trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Vì thế, có lẽ không quá khi nói rằng ông Chầm là một chứng nhân đi cùng với sự thay đổi, thăng trầm của nước ta trong quá trình đổi mới.

Nông sản Đồng Tháp “đổ bộ” ra Hà Nội

Người tiêu dùng thủ đô hứng thú với các sản phẩm của Đồng Tháp.
(PLVN) - Người tiêu dùng Thủ đô đã thực sự bị cuốn hút bởi các sản phẩm đặc sản và các sản phẩm chế biến từ cá tra ở Tuần hàng cá tra/ba sa và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội

15 năm mang hàng Việt Nam ra thế giới

15 năm mang hàng Việt Nam ra thế giới
(PLVN) - Emirates SkyCargo, đơn vị vân chuyển hàng hóa trực thuộc Emirates, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thông qua các chuyến bay chở hàng của hãng đến Việt Nam. Trong 15 năm qua, hãng vận tải hàng không Emirates SkyCargo đã từng bước mở rộng hoạt động, từ khởi đầu khiêm tốn như một hãng vận tải offline cho đến vị thế hiện tại với nhiều chuyến bay chở hàng hàng ngày khởi hành từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bắc Giang kích cầu tiêu dùng hàng Việt những tháng cuối năm

Tỉnh Bắc Giang có 10 siêu thị, 8 trung tâm thương mại và 443 cửa hàng tiện ích, tiện lợi với hơn 80% là hàng Việt.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khôi phục sản xuất khi sau khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp như: Khuyến mại giờ vàng, giảm đến 50% giá trị hàng hóa so với giá bán ban đầu, mua một tặng một, mua hàng tặng quà… nhằm kích cầu tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam rất hấp dẫn

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá hấp dẫn, nhiều tiềm năng. 
(Ảnh minh họa)
(PLVN) - Việt Nam đang là một trong số những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, với vị trí thứ 6/30 quốc gia có tiềm năng. Minh chứng là thời gian gần đây, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng hơn 1.000 nghìn tỷ đồng bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Châu Mỹ - Cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam

Nhiều mặt hàng của Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ. Ảnh minh họa
(PLVN) - Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sau 8 tháng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ vẫn tăng trưởng 15,9% trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam chỉ là 1,6%. Khu vực này được đánh giá tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.