‘Chuyên gia điểm nóng’ của Tư pháp Bắc Ninh

(PLVN) - Bà con tin tưởng, xin số điện thoại để nhờ ông tư vấn. Họ hỏi, họ tâm sự về mọi lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật, cách xử sự, lựa chọn phương án”… Nhờ vậy mà ông có thêm rất nhiều người bạn đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Đó là niềm vui của ông Nguyễn Văn Đại - Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.

Góp phần tháo gỡ các "điểm nóng" trên địa bàn

Ngành Tư pháp luôn bị gắn với sự khô khan, hành chính. Nhưng Thạc sỹ Luật Nguyễn Văn Đại, lại là người có khả năng “mềm” được mệnh danh là “chuyên gia điểm nóng”.

Năm 2003, Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh ban hành Chỉ thị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở theo Kết luận 80-KL/TW của Ban Bí thư. Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch công tác tư pháp, trong đó có các Kế hoạch cụ thể thi hành Luật PBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật...

"Chuyên gia điểm nóng" Nguyễn Văn Đại.

"Chuyên gia điểm nóng" Nguyễn Văn Đại.

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, trên cương vị là Trưởng phòng PBGDPL của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Đại cũng như nhiều cán bộ cấp phòng của Sở Tư pháp nói chung, công việc chủ yếu là tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của thiết chế bộ máy nhà nước, chính quyền cơ sở; tập trung chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện Luật PBGDPL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đó là những công việc chung mà ông Đại thực hiện trong thời gian qua. Nhưng điều đặc biệt của ông Nguyễn Văn Đại lại là những cuộc đối thoại, những cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các điểm nóng trên địa bàn tỉnh. Chính ông đã tham mưu và tổ chức 136 cuộc PBGDPL trực tiếp với gần 40.000 lượt người tham dự tại cơ sở để thiết thực triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm và tăng cường phổ biến, giáo dục Hiến pháp, các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai liên quan việc giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, ông còn thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL. Nhờ vậy, đã góp phần tháo gỡ các điểm nóng trên địa bàn, hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp, góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Gần dân để dân tin tưởng

Tâm huyết với nghề báo cáo viên pháp luật, hầu hết các cuộc phối hợp PBGDPL cùng các đơn vị tỉnh, huyện và xã do Sở là chủ trì, ông Đại đều tham gia. Trung bình, hàng năm trên 100 cuộc tại 126 xã, phường, thị trấn và hầu hết các thôn, khu phố, ông đều đã đến làm báo cáo viên pháp luật. Đặc biệt, ông không ngại “xông pha” các điểm nóng như đền bù giải phóng mặt bằng.

Nhờ lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, vui vẻ, hòa nhã với mọi người và bản thân là người tham mưu cho Sở Tư pháp và UBND tỉnh, tham gia rất nhiều cuộc đối thoại, tuyên truyền, PBGDPL nên các cuộc đối thoại, trao đổi, tuyên truyền của ông Đại được cán bộ, nhất là nhân dân rất tin tưởng. Với lập trường quan điểm vững vàng và kiến thức pháp lý rộng, ông được bà con nhân dân, đặc biệt là bà con khu vực có điểm nóng, tin tưởng, trao đổi, lắng nghe và thực hiện khi đã hiểu hơn các quy định của pháp luật. Rất nhiều người dân đã dành những tình cảm đặc biệt cho vị Trưởng phòng này.

Cho đến giờ, dù cho chế độ đãi ngộ còn thấp (đối với người làm công tác PBGDPL nói chung), dù còn nhiều khó khăn, vất vả (trung bình một cuộc PBGDPL phải đứng trên 4 tiếng, thậm chí 5 tiếng đồng hồ) nhưng với ông Nguyễn Văn Đại, việc được đi, được đem kiến thức pháp luật cho người dân là điều khiến ông cảm thấy rất vui, rất hạnh phúc.

Có lẽ, với ông, vui nhất là ngoài việc khi đi trên đường, bà con nhận ra, bà con hỏi thăm, động viên thì kiến thức pháp luật, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân được nâng lên sau mỗi buổi tuyên truyền PBGDPL. Tình cảm đơn sơ mà ấm áp của người dân sẽ tiếp thêm động lực, cố gắng, để ông Nguyễn Văn Đại lại đem hết tâm huyết theo “nghiệp” PBGDPL.

Mỗi một phần thưởng, một danh hiệu đều cao quý, là sự ghi nhận, động viên và khích lệ tinh thần, lan tỏa tinh thần thi đua. Nhưng với ông Đại, “danh hiệu” của bà con mà ông chân quý chính là lòng tin. Bà con tin tưởng để lấy số điện thoại của ông để nhờ ông tư vấn mỗi khi có vướng mắc về pháp luật. Họ hỏi, họ tâm sự về mọi lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật, cách xử sự, lựa chọn phương án…

Qua mỗi cuộc điện thoại trò chuyện, tư vấn, ông lại có thêm rất nhiều người bạn đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Đó là niềm vui không thể kể hết của ông Nguyễn Văn Đại. Ông xứng đáng là một trong những bông hoa tô thắm thêm cho vẻ đẹp của ngành Tư pháp, góp phần vào việc nâng cao nhận thức và thượng tôn pháp luật của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Để ghi nhận những đóng góp của ông Nguyễn Văn Đại, từ năm 2011 đến nay, ông nhận được nhiều khen thưởng và động viên của các cấp, các ngành. Riêng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Văn Đại đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2019, nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện Đề án “Gương sáng pháp luật” của Bộ Tư pháp và Công văn số 332/CV-PLVN của Báo Pháp luật Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Công văn số 1867/UBND-NC của UBND tỉnh về việc đề cử cá nhân tham gia chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” và Sở Tư pháp Bắc Ninh đã có Công văn số 413 đề cử cá nhân tham gia chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật”, trong đó có ông Nguyễn Văn Đại.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.