Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có sự tham gia đông đảo của đại diện Sở Tư pháp các tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương; đại diện Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá – Thông tin các quận, huyện cùng sự góp mặt của các chuyên gia về công nghệ, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Lê Vệ Quốc nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch công tác của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2024, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030”. Đây là nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Bộ Tư pháp và phải hoàn thành, trình trong cuối năm 2024.

Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” được tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh.
Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” được tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh.

Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có thể chuyển đổi số thành công, TS. Lê Vệ Quốc khẳng định cần 2 yếu tố quyết định. Đó là sự quyết tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và sự nỗ lực thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các chuyên gia để xây dựng hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó, Đề án được xây dựng cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, Ban soạn thảo Đề án mong muốn được nghe các ý kiến, kiến nghị thực tiễn tại các địa phương, cơ sở để tiếp thu các ý chí, nguyện vọng chung của cán bộ, nhân dân…ông Quốc nhấn mạnh.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Đề án

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Đề án

Trình bày nội dung cơ bản của dự thảo Đề án, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Đề án đã nêu rõ sự cần thiết xây dựng Đề án, mục tiêu, nội dung cơ bản của Đề án. Theo Dự thảo Đề án, các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2027 là: Xây dựng kho dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng là nơi cung cấp thông tin pháp luật tập trung phục vụ nhu cầu của người dân; vận hành Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia; phấn đấu có ít nhất 60% trở lên người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận văn bản, quy định của pháp luật qua các ứng dụng công nghệ số…

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Đại diện địa phương trình bày tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về kết quả thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố. Theo đó, hiện 100 % sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố đã xây dựng, vận hành cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương… Ngoài ra, Sở còn xây dựng mô hình “Sách nói pháp luật” online dành cho đối tượng đặc thù (người khuyết tật) trên địa bàn Thành phố….

Bên cạnh những thành tích đạt được, chuyển đổi số trong PBGDPL cũng tồn tại nhiều khó khăn về kinh phí cũng như nhân lực chất lượng cao. Do đó, ông Nguyễn Văn Vũ cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm huy động và tăng cường bố trí nguồn lực (kinh phí, nhân lực, kỹ thuật, phần mềm, đào tạo, bồi dưỡng...) đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL của thành phố.

Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp Incom, FPT, VTC, Trung tâm giải pháp chính quyền số thuộc khối Chính phủ của FPT…cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực khác như: Xây dựng các nền tảng đào tạo số, truyền thông số; Xây dựng chatbot AI hỗ trợ giải đáp pháp luật tự động; Sử dụng AI để để soạn thảo các nội dung giáo dục, phổ biến pháp luậtTriển khai tổng đài tư vấn pháp luật kết hợp các mạng viễn thông trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…

Ông Trần Văn Trí, đại diện Công ty CPTT Quốc tế Incom giới thiệu, đề xuất một số giải pháp về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong PBGDPLÔng Trần Văn Trí, đại diện Công ty CPTT Quốc tế Incom giới thiệu, đề xuất một số giải pháp về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong PBGDPL

Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã sôi nổi thảo luận, tích cực đề xuất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị để hoàn thiện dự thảo Đề án, trong đó các đại biểu đề nghị xây dựng kho dữ liệu PBGDPL tập trung, trung ương (Bộ Tư pháp) quản lý chung, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương cập nhật theo phạm vi và địa bàn quản lý… Đại diện Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế Incom giới thiệu, đề xuất một số giải pháp về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để hỗ trợ tạo ra các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính tương tác; chẳng hạn như các trò chơi giáo dục, bài kiểm tra, hay các tình huống mô phỏng thực tế (simulation), tự động tạo ra các bài giảng, bài thuyết trình và tài liệu giáo dục pháp luật dựa trên nội dung đầu vào.

Ngoài ra, ứng dụng AI còn để tạo ra các video giáo dục pháp luật với giọng đọc tự nhiên và hình ảnh minh họa, infographic giúp tăng tính tương tác và thu hút người dân tìm hiểu về pháp luật. Giải pháp này phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật chất lượng cao, đầy đủ, chính xác, cập nhật liên tục đảm bảo dữ liệu lúc nào cũng mới nhất để đào tạo mô hình AI.

Các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất những ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số trong công tác PBGDPLCác chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất những ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số trong công tác PBGDPL

Tại Hội thảo, ông Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cũng khẳng định: Bộ Tư pháp quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL với mục tiêu cuối cùng là để công tác PBGDPL tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, về cách thức, Bộ Tư pháp mong muốn ứng dụng công nghệ mới, khi đặt vấn đề phổ cập toàn quốc toàn dân thì không thể làm cách truyền thống; giải pháp tính đến là nền tảng đào tạo trực tuyến đại trà, ứng dụng AI, xây dựng trợ lý ảo...

Phát biểu tổng kết buổi hội thảo, ông Lê Vệ Quốc đã ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu. Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến trong quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án bảo đảm chất lượng, hiệu quả, khả thi để trình Ban Soạn thảo, Lãnh đạo Bộ cho ý kiến trong thời gian tới. Bộ Tư pháp mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành và phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ thông tin để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số trong công tác PBGDPL./.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm

Đọc thêm

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Cần Thơ lan tỏa ý nghĩa Ngày pháp luật đến toàn dân

Cần Thơ lan tỏa ý nghĩa Ngày pháp luật đến toàn dân
(PLVN) -  Ngày 8/11, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Tham dự hội nghị có ông: Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể; các thành viên Hội đồng PBGDPL TP Cần Thơ; cùng hơn 400 đại biểu là đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố.

Khẳng định vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam trong phát triển xã hội

Khẳng định vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam trong phát triển xã hội
(PLVN) - Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, ngày 8/11/, tại huyện Cái Nước, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Bạc Liêu: Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và triển khai các văn bản pháp luật mới

Bạc Liêu: Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và triển khai các văn bản pháp luật mới
(PLVN) - Sáng 8/11, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (9/11) và triển khai một số văn bản của tỉnh quy định chi tiết liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở.

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”
(PLVN) - Trong không khí cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11. Ngày 6/11, Sở Tư pháp Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.