'Chuyển đổi số phải được hiểu là một cơ hội chưa từng có trong phát triển kinh tế - xã hội'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trong buổi sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vào ngày 24/7.
Quang cảnh tại buổi họp.

Quang cảnh tại buổi họp.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, chuyển đổi số là xu thế khách quan tất yếu trong thời đại ngày nay. Đó là cơ hội cho các nước, các tỉnh, các doanh nghiệp vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không quyết tâm, quyết liệt thực hiện sẽ có nguy cơ tụt hậu, bị bỏ lại ngày càng xa.

Ông Lâm Văn Mẫn nhấn mạnh: “Chuyển đổi số không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, mà phải được hiểu là mức đột phá, một “cơ hội chưa từng có” trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh”.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đề nghị, UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm bố trí trang thiết bị, để bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến hoặc phục vụ nhu cầu, nộp hồ sơ trực tuyến của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, sẽ nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện số hóa hồ sơ, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu ngành, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”. Bên cạnh đó, Sở TT&TT phải phối hợp các sở, ngành xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và kho cơ sở dữ liệu dùng chung, kết nối vào Trung tâm IOC. Từ đó, cơ sở dữ liệu sẽ đưa ra đánh giá, dự báo tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

“Sở TT&TT chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, để chỉ đạo thực hiện kế hoạch, Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo.

Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số, lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh cho biết: Qua 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ văn bản điện tử cấp tỉnh đạt 93,46%, cấp huyện đạt 87,15%, cấp xã đạt 87,11%. Ngoài ra, toàn tỉnh đã thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho 5.772/53.697 người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội, đạt tỷ lệ 10,69%.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, của tỉnh đã hoàn thành hợp nhất, từ Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa của tỉnh, đã hoàn thiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu cá nhân, tổ chức lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cạnh đó, tỷ lệ dịch vụ công toàn trình của tỉnh đạt 62.92%; Công an tỉnh đã thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân đối với 1.383.017 trường hợp, công dân đủ điều kiện và có 702.294 tài khoản định danh điện tử được kích hoạt.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.