Chuyển đổi số ngành Tư pháp: Nâng cao chất lượng dịch vụ công

Toàn cảnh Toạ đàm.
Toàn cảnh Toạ đàm.
(PLVN) -Nhằm triển khai toàn diện, hiệu quả, đúng mục tiêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong Ngành Tư pháp, chiều 28/9, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Bộ Tư pháp tổ chức Toạ đàm “Chuyển đổi số ngành Tư pháp”.

Tham dự Toạ đàm có ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp; PGS.TS Phạm Văn Hải, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp.

Mục tiêu 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Theo PGS.TS Phạm Văn Hải, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cách thức vận hành nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn của tổ chức, doanh nghiệp với bản chất của chuyển đổi số là sáng tạo. Việc số hoá quá trình để tối ưu hoá các hoạt động, quy trình của tổ chức, doanh nghiệp. Đối với chính phủ, chuyển đổi số mang lại lợi ích và nhiệm vụ cấp thiết giải pháp phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Qua đó, công dân sẽ được trao nhiều quyền lợi hơn, hướng đến cuộc sống chất lượng qua các sản phẩm, dịch vụ số của các cơ quan nhà nước cung cấp, từng bước hình thành Xã hội số.

PGS.TS Phạm Văn Hải, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

PGS.TS Phạm Văn Hải, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tại Toạ đàm, ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đã chia sẻ về mục tiêu cơ bản đến năm 2025, năm 2030 của kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp. Cụ thể là, 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng; 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngành Tư pháp quản lý.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Trong giai đoạn vừa qua, ngành Tư pháp đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các ứng dụng được xây dựng tập trung, thống nhất, dùng chung trên phạm vi toàn quốc từ Trung ương tới cấp xã với hàng chục ngàn tài khoản sử dụng thường xuyên.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp

Ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng cho biết, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công của Ngành Tư pháp, trong giai đoạn 2021-2025, ngành Tư pháp sẽ lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số: cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; hệ thống thông tin về PBGDPL; hệ thống thông tin về thi hành án dân sự; Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

Cập nhật dữ liệu “sống”

Nhấn mạnh việc xây dựng các phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử, số hoá sổ, hồ sơ đăng ký hộ tịch là rất cấp thiết, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp chia sẻ, trong thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hộ tịch là việc xây dựng, triển khai và áp dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung (miễn phí) trên toàn quốc.

Từ tháng 10/2020 đến nay, tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch (11.000 UBND cấp xã, trên 700 Phòng tư pháp cấp huyện và 63 Sở Tư pháp) với trên 18.000 tài khoản người dùng đã sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử. Phần mềm này đã giúp giải quyết hầu hết các nghiệp vụ đăng ký hộ tịch theo Luật hộ tịch trên hệ thống mạng, máy tính và được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh. Hiện nay, người dân có thể thực hiện nhiều thủ tục đăng ký hộ tịch theo phương thức trực tuyến.

Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp

Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp

Đặc biệt là Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) để lấy số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh ngay từ khi Luật hộ tịch có hiệu lực (01/01/2016). Qua đó cung cấp nguồn thông tin hộ tịch đầu vào, cập nhật dữ liệu “sống” cho CSDLQGVDC. Tuy nhiên, hiện nay trước yêu cầu của Luật hộ tịch và Nghị định 87/2020/NĐ-CP đã cho thấy có CSDLHTĐT hiện có rất nhiều tồn tại, hạn chế, do đó, Bộ trưởng Tư pháp đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Nâng cấp CSDLHTĐT toàn quốc” với nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025), dự kiến thực hiện trong năm 2022 và năm 2023, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc số hoá sổ hộ tịch lịch sử.

Trong thời gian tới, khi CSDLHTĐT được hoàn thiện, sẽ đáp ứng được nhu cầu đăng hộ tịch, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của người dân và góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực hộ tịch. Từ đó, tạo đà cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quốc tịch, chứng thực cũng như các lĩnh vực hành chính tư pháp khác của Bộ Tư pháp được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.