Chuyển đổi số - 'chìa khóa vàng' hiện thực hóa khát vọng phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham quan các gian hàng công nghệ tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. (Ảnh trong bài: VGP)
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham quan các gian hàng công nghệ tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) -  “Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là “chìa khóa” đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển”.

Nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, diễn ra vào trung tuần tháng 1 vừa qua đã thể hiện tinh thần, quyết tâm và niềm tin của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chuyển đổi số để đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, hùng cường.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ (KH-CN) là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ngay từ Đại hội IV, KH-CN đã được xác định là cuộc cách mạng và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng đã được Đảng ta ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, “nút thắt” đang cản trở sự phát triển của KH-CN, từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật đến nguồn lực, phương tiện...

Chuyển đổi số là vấn đề lớn không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới, là vấn đề mà “ai cũng cần, ai cũng nói đến”, nhưng chuyển đổi số trong công tác Đảng là vấn đề chưa có nhiều mô hình để học tập, nghiên cứu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; các tiến bộ về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo... đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác đảng, do đó chúng ta không thể chậm trễ. Chuyển đổi số thành công sẽ góp phần minh bạch, hiện đại hóa, dân chủ hóa các hoạt động trong công tác đảng hiện nay.

Trên tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện, Đảng không chỉ đề ra các chủ trương, đường lối về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, mà bản thân các tổ chức đảng, các đảng viên cũng đang tích cực thực hiện quá trình chuyển đổi số bằng những việc làm cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đảng. Điển hình là tại rất nhiều tổ chức đảng cơ sở đã và đang áp dụng hiệu quả mô hình “Sổ tay điện tử đảng viên”; số hóa các văn bản, tài liệu; thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước lên môi trường điện tử... Nhờ chuyển đổi số mà công tác quản lý đảng viên trở nên minh bạch, rõ ràng và hiệu quả hơn. Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng đến với các đảng viên một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua mạng internet. Qua mô hình “Sổ tay điện tử đảng viên”, các tổ chức đảng có thể tổ chức được các buổi họp trực tuyến; các đảng viên trong chi bộ có thể trao đổi với các đồng chí cấp ủy trong chi bộ một cách thuận tiện. Đặc biệt, chuyển đổi số trong công tác đảng còn góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là “tham nhũng vặt” trong bộ máy nhà nước.

Không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là một bước đột phá

Nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Đảng, nhiều địa phương đã xây dựng phần mềm “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu nghị quyết của Đảng” tích hợp trên Cổng thông tin điện tử; tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương xuống đến cơ sở. Đáng chú ý, hiện nay, hầu hết các cuộc họp, hội nghị của Trung ương và địa phương đều không in ấn, phô tô tài liệu giấy mà triển khai số hóa tài liệu, sử dụng mã QR-Code... để đại biểu khai thác, sử dụng qua máy tính, điện thoại thông minh...

“Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Trong bài viết với tựa đề “Rạng rỡ Việt Nam” nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu bật vai trò to lớn của công tác chuyển đổi số nói chung, công tác ứng dụng KH-CN, chuyển đổi số trong công tác xây dựng Đảng nói riêng. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Việc ứng dụng các thành tựu KH-CN vào công tác xây dựng Đảng không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là một bước đột phá nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý đảng viên, điều hành tổ chức Đảng”.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc xây dựng hệ thống quản lý đảng viên trên nền tảng số giúp tăng cường tính minh bạch, chính xác và hiệu quả trong quản lý hồ sơ, quá trình công tác, đánh giá, phân loại đảng viên. Điều này giúp các cấp ủy nắm bắt chính xác tình hình đội ngũ, từ đó có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển hợp lý, khắc phục tình trạng quan liêu, thiếu thực tiễn. Công nghệ số cũng giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. Các nền tảng số, mạng xã hội có thể được sử dụng để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân một cách nhanh chóng, sinh động, hiệu quả. Các công nghệ mới cũng giúp nâng cao năng lực phát hiện sớm các vấn đề nổi cộm, phân tích, dự báo, đề xuất giải pháp phù hợp. Công nghệ số cung cấp dữ liệu chính xác, khách quan, giúp các cấp ủy đưa ra quyết định đúng đắn, dựa trên những phân tích khoa học thay vì cảm tính...

Xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) nêu rõ: Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 57 đề ra là, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện. Người đứng đầu phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện. Cùng với đó, cần có kế hoạch và lộ trình đưa toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị lên môi trường số, bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước. Xây dựng nền tảng số dùng chung quốc gia, phát triển hệ thống giám sát, điều hành thông minh nhằm tăng cường quản lý công. Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (diễn ra ngày 13/1 vừa qua), Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc tới quyết tâm và khát vọng phát triển của dân tộc, coi Nghị quyết 57 như một “khoán 10” trong lĩnh vực KH-CN. “Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa” - Tổng Bí thư nhấn mạnh, đồng thời cho biết: Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là “chìa khóa vàng”, là yếu tố sống còn để vượt qua “bẫy” thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta.

Để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời, người đứng đầu Đảng ta đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện. Triển khai Nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. “Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số” - Tổng Bí thư nêu rõ.

Có thể nói, đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng như Nghị quyết 57 đã đề cập. Bởi vậy, với tinh thần “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta sẽ tiếp tục nêu cao quyết tâm thực hiện thành công đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nói chung, chuyển đổi số trong công tác đảng nói riêng, đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Bộ trưởng Tài chính bang Fiona Ma. (Ảnh: BNG)
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục hiện thực hóa và triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm.
"Một nền kinh tế vững mạnh đang hình thành, một thế hệ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh và đổi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết kinh doanh và lòng yêu nước, đang viết tiếp câu chuyện thành công, và một tương lai rực rỡ, một nước Việt Nam XHCN sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang dần trở thành hiện thực trong tương lai gần", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG".

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.

30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Tích cực vì một ASEAN phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
(PLVN) - Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3/2025, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng chính sách đặc thù, đặc biệt để công nghiệp quốc phòng tiếp tục phát triển đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.