Chuyện của trái tim, chuyện của những người làm Báo Pháp luật Việt Nam

Chuyện của trái tim, chuyện của những người làm Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Cuộc đời người làm báo là những chuyến đi. Những chuyến đi hướng về tương lai, nhưng cũng có những chuyến đi trở về miền ký ức, để tâm hồn mình giàu có hơn. Giàu có hơn bởi lớp phù sa của lòng biết ơn vô hạn với những trang sử hào hùng của dân tộc; biết ơn vô hạn với những con người, với những mảnh đất đã tận hiến cho tổ quốc. “Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn, tri ân tháng 7 miền Trung” – là một chuyến đi như thế của những người làm báo PLVN chúng tôi.

Chuyện của Trang

Du học ở Mỹ hơn 4 năm với chuyên ngành tâm lý học, Đỗ Thùy Trang trở về nước vào năm 2016 và bắt đầu cộng tác với Báo Pháp luật Việt Nam vào năm 2017. “Lựa chọn về nước chưa bao giờ là một lựa chọn khó khăn đối với tôi. Trong nhiều năm nay, khi được trải nghiệm và viết nhiều mảng đề tài về văn hoá, du lịch, giao thông và môi trường, tôi đã tìm tòi, thấu hiểu được nhiều điều về con người và đất nước quê hương của mình, tôi càng thấy lựa chọn của mình là đúng.”, Trang tâm sự.

Lần đầu đến viếng thăm những nghĩa trang liệt sĩ, khu tưởng niệm những vị anh hùng, liệt sĩ tại miền Trung là trải nghiệm khó quên với Đỗ Thùy Trang.

Lần đầu đến viếng thăm những nghĩa trang liệt sĩ, khu tưởng niệm những vị anh hùng, liệt sĩ tại miền Trung là trải nghiệm khó quên với Đỗ Thùy Trang.

Chia sẻ về lần đầu tiên tham gia “Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn, tri ân tháng 7 miền Trung”, Trang xúc động: Lần đầu đi vào miền Trung trong những ngày đầy nắng nóng và đầy gió để đến viếng thăm những nghĩa trang liệt sĩ, khu tưởng niệm những vị anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc là một trải nghiệm khó quên với tôi. Mỗi điểm dừng chân, đều mang lại cho tôi sự xúc động khó nói lên lời.

Ngã Ba Đồng Lộc, Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia đường 9, Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị… dù đã được nghe về những nơi này rất nhiều, từ những câu chuyện kì bí cho đến những sự kiện lịch sử, nhưng khi đặt những bước chân vào vùng đất linh thiêng này, là một trải nghiệm hoàn toàn khác với tôi. Một nơi trang nghiêm và tĩnh lặng, vang vọng lên giọng đọc về câu chuyện của những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Càng nghe, càng đọc lại càng buồn hơn, một nỗi buồn khó thể mô tả rõ ràng, một nỗi buồn đẹp đẽ, bi tráng, và cũng rất đỗi tự hào, biết ơn. Là một du học sinh, một sinh viên luật, và cũng là một phóng viên, tôi nghĩ rằng chuyến đi này đã đem đến cho tôi những nguồn cảm hứng và cảm xúc mới, xây đắp cho tôi những lý tưởng sống tốt hơn.

Trang tâm sự, rất nhiều thứ để chị nhớ về miền Trung, dù chỉ là một chuyến đi ngắn ngủi, đó là cái nắng trưa hè cháy bỏng khô rát thịt da, những con người thuần chất thân thương, con đường sỏi đá nhấp nhô, … và đó cũng là cảm xúc tự hào xen lẫn nỗi buồn da diết…

“Những cảm xúc đó nhen nhóm trong tôi nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp và cống hiến cho đất nước - nơi mà bao nhiêu thế hệ đi trước đã đồ máu, mồ hôi và công sức để gìn giữ, gây dựng. Khi chúng ta tìm về cội nguồn của bản thân, của dân tộc và đất nước, chúng ta sẽ hiểu mình là ai và chúng ta đang đứng trên một mảnh đất như thế nào, và từ đó sẽ tiến về phía trước ra sao.” – Trang nói.

Chuyện của Việt

Cũng giống Trang, Việt là du học sinh đã sống và học tập 5 năm ở Mỹ. Hoàn thành chương trình học tại Mỹ, tương lai, những cơ hội mở rộng trước mắt Việt. Trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học, Việt được đến Quảng Trị. Trong hình dung của Việt, miền Trung là mảnh đất của sự khô cằn, gian khó. Và anh đã thực sự choáng ngợp khi được tận mắt nhìn thấy bạt ngàn những ngôi mộ tại nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia đường 9… Những bài học Lịch sử, những mất mát tang thương của đất nước một thời vốn tưởng chỉ có trong những trang sách, bỗng tái hiện lại sinh như một bản hùng ca bi tráng trước mắt Việt. Nỗi đau như bóp nghẹt trái tim chàng thanh niên trẻ, thôi thúc anh phải làm một điều gì đó cho đất nước thay vì những mơ mộng viển vông của tuổi trẻ.

Chuyến đi thôi thúc Đào Hải Việt làm những điều thật sự ý nghĩa, thay vì những mơ mộng viển vông.

Chuyến đi thôi thúc Đào Hải Việt làm những điều thật sự ý nghĩa, thay vì những mơ mộng viển vông.

Đây là lần thứ 2 Việt đến với Quảng Trị trong chuyến hành trình của Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn, Tri ân tháng 7 miền Trung. Việt đi trong tâm thế của một nhà báo trong đội hình chính thức của những người làm báo PLVN.

Hành trình hơn 10 năm thực hiện Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn, tri ân tháng 7 miền Trung của báo PLVN đã có thể hệ thứ 2 tiếp nối. Việt tự hào mình được là những người đầu tiên của thế hệ tiếp nối thực hiện sứ mệnh thiêng liên và cao quý ấy. Sứ mệnh của những người làm báo lòng tràn đầy biết ơn quá khứ của dân tộc.

Có đến với Quảng Trị, Việt mới hiểu được ý nghĩa tận cùng của sự đau đớn trong những câu thơ: Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật; mới cảm nhận hết sự bi tráng của dòng Thạch Hãn, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị anh hùng, khi không biết bao nhiêu chiến sỹ đã hy sinh để “có tuổi 20 thành sóng nước, vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”, và thấy xót xa với thực tế “Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn, Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương. Mười nghìn đơn côi nằm trong cõi vắng. Mười nghìn cô quạnh lang thang nẻo rừng”...

Thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đã đi vào thơ ca như những trang sử bi tráng thấm đượm máu và hoa.

Việt tâm sự về cảm nhận trong chuyến đi lần này: Tôi đã đến miền Trung theo quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Đó là một cảm giác thú vị và phiêu lưu, được ngắm nhìn cảnh quan xung quanh trong suốt chuyến đi khác với những cảnh quan bận rộn của thành phố, được trao đổi và có cơ hội được biết thêm nhiều thành viên trong đoàn là những anh chị phóng viên, biên tập viên, các lãnh đạo, mở mang thêm kiến thức thuộc chuyên môn của mình.

Không chỉ vậy, chuyến đi còn làm giàu có tâm hồn tôi bởi sự xúc động, lòng biết ơn tới những người anh hùng chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Một chuyến đi rất bổ ích, cho tôi học hỏi thêm nhiều về lịch sử,cũng như nhớ về những công ơn của liệt sĩ, nuôi dưỡng tâm hồn, chữa lành tầm hồn.

Chuyện từ trái tim của những người làm báo PLVN

Tổng biên tập của chúng tôi kể, ý tưởng về Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn, tri ân tháng 7 miền Trung của Báo PLVN đến với ông như một cơ duyên. Đất thiêng Quảng Trị, anh linh các anh hùng liệt sỹ như có một sự kết nối, mách bảo đã khiến ông nghĩ rằng mình cần phải thường xuyên báo cáo với các liệt sỹ những câu chuyện của đất nước hôm nay. Ban đầu, ông làm việc đó một mình. Hằng năm, ông lặng lẽ vào Quảng Trị dâng những nén tâm hương. Cha ông cũng là một chiến sỹ Trường Sơn, ông đã từng đưa cha mình trong một chuyến đi về miền Trung tháng 7.

Ông đã được chứng kiến người cha già tay run run lau bụi trên những tấm bia, trò chuyện với đồng đội của mình. Với ông, những liệt sỹ nằm lại ở đất thiêng Quảng Trị là ông, là chú, là anh, là những người đồng đội thân yêu của bố mình.

Rồi Tổng biên tập của chúng tôi lại dẫn con mình trong hành trình tri ân miền Trung. Không còn là xúc cảm của hoài niệm cùng người lính già Trường Sơn, khi chỉ cho con trai những nấm mồ của đồng đội cha, ông biết ông đang gieo mầm trong thế hệ tiếp nối về lòng biết ơn, và những hoài bão sống một cuộc đời tận hiến cho xứng đáng với cuộc sống thanh bình của hiện tại.

Tiến sĩ Đào Văn Hội, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam kính cẩn dâng hương từng ngôi mộ liệt sĩ, tri ân những người đã cống hiến tuổi xuân và cả cuộc đời cho đất nước.

Tiến sĩ Đào Văn Hội, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam kính cẩn dâng hương từng ngôi mộ liệt sĩ, tri ân những người đã cống hiến tuổi xuân và cả cuộc đời cho đất nước.

Không dừng lại với nỗi niềm của cá nhân, Tiến sỹ Đào Văn Hội đã đưa chuyến về miền Trung thành một hoạt động thường niên của báo PLVN. Từ đó, 15 năm nay, những người làm báo PLVN chúng tôi, có thể không có những chuyến đi nghỉ mát, nhưng chúng tôi bắt buộc phải thực hiện “mệnh lệnh trái tim”, thực hiện chuyến công tác đặc biệt vào những ngày tháng 7 bỏng rát để “Bồi đắp tâm hồn, tri ân tháng 7 miền Trung.”

Với Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh, mỗi khi cùng Ban biên tập gióng lên những hồi chuông thỉnh gọi hương hồn các anh linh liệt sỹ về tụ hội dưới đài tưởng niệm để chứng giám lòng thành và lời cầu nguyện của những người làm báo PLVN, lòng ông lại chất chứa những nỗi niềm: “Tôi cảm nhận được nỗi đau máu thịt mà dân tộc ta đã trải qua. Những nỗi đau biến thành khúc tráng ca của đất nước. Không thể nói hết được lòng biết ơn thành kính của hậu thế trước anh linh các liệt sỹ.”

Cùng phóng viên bước chân trên hành trình dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Phó tổng biên tập Trần Ngọc Hà thâm trầm: Chúng ta đến đây để cảm nhận sự tàn khốc của chiến tranh, nỗi vất vả, sự can trường của những người lính. Các nhà báo, tự nhắc nhở mình phải giữ được bản lĩnh của người lính, không sợ khó, không sợ khổ, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.

****

Ở dải đất miền Trung ràn rạt gió Lào, chang chang cát trắng, chúng tôi đã cảm nhận được nỗi đau máu thịt khi chứng kiến nấm mồ chung của hàng ngàn liệt sỹ ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, khi đứng trước bạt ngàn những ngôi mộ trong Nghĩa trang Trường Sơn, hay nghe lời anh hướng dẫn viên thao thiết gọi “Cúc ơi!” tại nơi tưởng niệm 10 nữ liệt sỹ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc…

Ở nơi “mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật” còn biết bao khốn khó, hiểm nguy, bao nhiêu cảnh đời vất vả. Bởi vậy, trong hành trình tri ân miền Trung - nơi đất đai cây cỏ nơi thấm đẫm máu xương của các liệt sỹ, những người làm báo PLVN còn trao tặng nhiều món quà ý nghĩa và đầy ắp ân tình đến những hoàn cảnh khó khăn. Nhiều mái ấm Tư pháp đã được trao cho các cán bộ đang công tác trong ngành Tư pháp như một lời động viên khích lệ để họ tiếp tục công tác tốt, vươn lên trong cuộc sống. Cũng trong hành trình thiện nguyện của báo PLVN, hàng trăm cuốn sổ tiết kiệm được trao tặng cho các bà mẹ VN anh hùng, gia đình chính sách khắp mọi miền tổ quốc.

Chia sẻ về chuyến đi ân tình này, Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh nói thêm: Chúng tôi luôn tâm niệm vừa phải là một nhà báo giỏi, vừa phải hướng trái tim về xã hội, về những mảnh đời khó khăn, bà con ở vùng sâu vùng xa. Chúng tôi xem công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân như một nhiệm vụ.

Ông cũng cho biết, để có được những chuyến đi như thế, ngoài sự cố gắng của BBT, lãnh đạo cơ quan, sự cố gắng của các phóng viên đang công tác ở vùng miền, còn có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Những người làm báo PLVN bày tỏ lòng cám ơn lãnh đạo các tỉnh miền Trung đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần lan tỏa chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. “Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm để duy trì hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày một cách tốt hơn.” – Phó Tổng biên tập Trần Đức Vinh nói.

Qua tiếng chuông, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Đào Văn Hội; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng biên tập Trần Đức Vinh và Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà, đại diện cho tập thể cán bộ, phóng viên... Báo Pháp luật Việt Nam gửi gắm lòng biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ và tâm nguyện tự hoàn thiện bản thân, nỗ lực đóng góp phần sức lực nhỏ bé cho sự phát triển chung của đất nước.

Qua tiếng chuông, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Đào Văn Hội; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng biên tập Trần Đức Vinh và Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà, đại diện cho tập thể cán bộ, phóng viên... Báo Pháp luật Việt Nam gửi gắm lòng biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ và tâm nguyện tự hoàn thiện bản thân, nỗ lực đóng góp phần sức lực nhỏ bé cho sự phát triển chung của đất nước.

Xúc động trước những ngôi mộ bạt ngàn trong nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Tổng biên tập báo PLVN - tiến sỹ Đào Văn Hội chia sẻ: Có đứng ở nơi linh thiêng này, có tận mắt nhìn hàng trăm ngàn ngôi mộ của các liệt sỹ còn ở lại mảnh đất này, mới thấy cuộc đời của chúng ta quá nhỏ bé. Mát mát, đau thương của cá nhân không thể sánh nổi với những sự hy sinh to lớn này.

“Nơi mảnh đất huyền thoại với biết bao người con ưu tú đã không tiếc máu xương, hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho độc lập, cho tự do của tổ quốc. Họ đã nằm xuống, yên nghỉ trên mảnh đất gió lào cát trắng, cùng với những chiến công hào hùng trong lịch sử dân tộc thấm đẫm máu và nước mắt.

Qua những chuyến đi tri ân miền Trung, những người làm báo PLVN không chỉ hiểu hơn về những vùng đất lịch sử, về sự hy sinh và tinh thần bất khuất kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước, mà hơn cả là sự biết ơn sâu sắc đối với người đã khuất. Để rồi trên hành tri đi và viết của mình, những người làm báo chúng tôi luôn giữ vững một trái tim nóng bỏng, nhiệt huyết với nghề và có trách nhiệm hơn với cuộc đời trên từng trang viết cũng như trong cuộc sống. “ Tiến sỹ Đào Văn Hội – Tổng biên tập báo PLVN chia sẻ

Kết:

"Khi người lính lặng im tan vào đất/ Là cuộc đời chảy mãi những dòng sông/ Ôi dòng sông mang phù sa người lính/ Tươi mát bãi bồi xanh ngát nương dâu." ("Dòng sông hoa đỏ" - Nguyễn Hữu Quý, Võ Thế Hùng).

Dòng Thạch Hãn linh thiêng vẫn xanh ngăn ngắt trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Dòng sông là chứng nhân lịch sử chứng kiến những hy sinh anh dũng của những người con đất Việt kiên cường. Máu xương các anh đã hòa vào sông nước mênh mang của dòng Thạch Hãn, để ngàn đời sau vẫn mãi khắc ghi, để đắp bồi cho tâm hồn những người hậu thế như Trang, như Việt, như những người lám báo PLVN chúng tôi.

Tháng Bảy lắng đọng những cung bậc tình cảm, xa xót, biết ơn, thiêng liêng, ấm áp, và cũng đầy tiếc nuối, trở trăn. Làm được gì để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của mình trước anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu của mình cho đất nước được tự do độc lập, non song nối liền một dải? Làm gì để góp phần sưởi ấm, xoa dịu những mất mát hy sinh của gia đình người có công, để đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn luôn ngời sáng là bổn phận, trách nhiệm, tâm huyết của mỗi chúng ta…

Tháng 7 thiêng liêng, hãy cùng chúng tôi, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các liệt sỹ, trước ngôi mộ chung ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, trước hàng vạn ngôi mộ ở nghĩa trang liệt sỹ quốc gia đường 9, nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, trước 10 ngôi mộ phủ tràn hoa trắng ở Ngã ba đồng Lộc… Hãy cùng chúng tôi hướng về những địa chỉ linh thiêng, tham gia các hoạt động về nguồn, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, chia sẻ với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công ở xung quanh mình và những nơi mình biết, mình đến, mình mang ơn… Đó chính là những hoạt động, việc làm thiết thực để kết nối cảm xúc, lan tỏa tâm nguyện, làm cho đạo lý tri ân, đền ơn đáp nghĩa thêm sâu sắc, trường tồn cùng bản sắc văn hóa đạo đức của dân tộc…

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.