Chuyện của ông Thắng... chăn bò bàn thế sự

Người chăn bò Hà Văn Thắng hẳn sẽ còn trăn trở rất nhiều...
Người chăn bò Hà Văn Thắng hẳn sẽ còn trăn trở rất nhiều...
(PLO) - Mối quan tâm lớn nhất lúc này của ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình là làm thế nào để đất đai nuôi sống cả doanh nghiệp và nông dân...

1. Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, chuyên đề nông nghiệp đã kết thúc từ giữa tháng 6/2018 vừa rồi, nhưng ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần 159 Hòa Bình vẫn chưa xong việc. Nói chính xác, nhiều đầu việc mới được ông và các thành viên Câu lạc bộ nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (DAA) Việt Nam gạch đầu dòng cho lần thảo luận tiếp sau. Nào là đề xuất xây dựng bộ luật dành riêng cho đầu tư nông nghiệp, các vấn đề cần thảo luận quanh chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp... rồi các vướng mắc trong quy định đầu tư xây dựng trong các dự án chăn nuôi...

Đặc biệt, những phân vân quanh việc khuyến khích tích tụ ruộng đất đang khiến ông và các thành viên của DAA Việt Nam muốn chia sẻ hơn cả, bởi mối lo không đúng mục tiêu của chính sách này.

“Tôi cho rằng, để một chính sách lớn như tích tụ ruộng đất tác động tích cực phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam, chúng ta cần phải thống nhất với nhau về mặt quan điểm, nhận thức và mục tiêu của chính sách này. Đó là tích tụ ruộng đất chỉ dành để phát triển nông nghiệp, có quy định riêng không bị chi phối bởi các điều luật khác, phải có lộ trình tích tụ, nhưng phải hết sức linh hoạt; phải lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, là đối tượng chính của chính sách này; không thể có chuyện tích tụ ruộng đất để làm nông nghiệp rồi một vài năm chuyển đổi sang mục đích khác ...”, ông Thắng nói.

Dường như ông Thắng đã chuyển mối quan tâm chính sang nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, lên các đề xuất sửa đổi văn bản liên quan và tìm các đầu mối thảo luận chúng... thay vì là các dự án chăn nuôi đang ngốn của ông và các cộng sự khá nhiều tiền, cũng đã kéo dài khá lâu so với các kế hoạch ban đầu.

“Chúng tôi không thể đứng ngoài và đợi các nhà hoạch định chính sách làm đường cho mình, để rồi sau đó lại than phiền về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi như trước. Chính phủ kiến tạo đang kêu gọi sự tham gia của các doanh nhân”, ông Thắng lý giải sự lựa chọn của mình.

2. Ông Thắng thực ra là “chân mới” trong lĩnh vực nông nghiệp, mới được khoảng dăm năm. Trước đó, hoạt động chính của ông Thắng và những cộng sự hùn vốn lập T&T 159 Hòa Bình là xây dựng, kinh doanh bất động sản, từng sống tốt nhờ các dự án đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn nhà nước, nhưng rồi lao đao, bầm giập khi dòng vốn đầu tư công bị chặn lại vào năm 2011, buộc họ phải thay đổi.

Nhưng ông Thắng vốn không phải là người kinh doanh chuyên nghiệp. Là một cán bộ trẻ của Tỉnh Đoàn Hòa Bình vào những năm cuối cùng của thế kỷ trước, được đào tạo chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp, nhưng năm 2001 ông quyết định nhận điều động tham gia xây dựng Xí nghiệp 26-3 của Tỉnh Đoàn Hoà Bình vào năm 2001, sau đó là Công ty cổ phần 26-3 Hòa Bình khi Xí nghiệp hoàn tất cổ phần hóa vào năm 2002.

“Chúng tôi giữ lại tên 26-3, thương hiệu của những đoàn viên đi làm kinh tế những năm đầu tiên của thế kỷ 21 như một sự giao kết rằng, chúng tôi sẽ thành công bởi chính sự năng động, sáng tạo và sức trẻ của những cán bộ đoàn. Rất may mắn cho chúng tôi, thời gian chuyển đổi cũng chính là lúc môi trường kinh doanh mở rộng với các doanh nghiệp tư nhân”, ông Thắng kể lại duyên nghiệp của mình.

Nhìn lại, sự thuận lợi chung của môi trường kinh doanh dành cho cả khu vực doanh nghiệp tư nhân lúc đó rất lớn, song không phải chia đều cho tất cả, nhất là với các doanh nghiệp ở tỉnh lẻ, vốn nhỏ cả về dung lượng thị trường, cơ hội, tầm nhìn... Tuy nhiên, như ông Thắng chia sẻ, đam mê khám phá, quyết định dấn thân và những chuyến đi đã khai phá những tiềm lực còn lẩn khuất trong người cán bộ đoàn trẻ tuổi.

“Những ngày đầu rất vất vả, cơ sở vật chất - kỹ thuật bắt đầu từ con số không, nguồn vốn sản xuất ít ỏi, nói chẳng ai tin, chỉ với 100 triệu đồng, với 18 người, toàn những người lần đầu bỏ việc nhà nước đi làm công ty cổ phần, chỉ biết không làm là đói”, ông Thắng nhớ lại.

Có được gần 1 tỷ đồng huy động từ tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, ông Thắng cùng Ban lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các loại vật liệu tại chỗ như luồng, bương, tre tươi... Một đoàn cán bộ được cử sang Trung Quốc để tìm kiếm máy móc, học hỏi cách thức làm ăn. Sản phẩm đầu tiên tạo nên thương hiệu 26-3 trên thị trường là chiếu tre. Cũng sản phẩm này đã đưa Công ty cổ phần 26-3 Hòa Bình đoạt giải Sao Vàng đất Việt vào năm 2003, một năm sau khi thành lập. Và đây cũng là năm đầu tiên Giải thưởng Sao Vàng đất Việt được tổ chức. 

Sau đó, cùng với sự phát triển của thị trường, ông và Công ty 26-3 bước vào lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, bất động sản, tham gia vào các dự án lớn tại Hòa Bình.

“Vùng đất Hòa Bình đã nuôi lớn chúng tôi từ những ngày đầu tiên chập chững. Khi thị trường đầu tư xây dựng khó khăn, chúng tôi chỉ tính đơn giản, đất đồi Hòa Bình còn nhiều, không nhẽ không thể sinh lời. Chỉ cần chi phí đầu tư, kinh doanh đừng quá đắt, cái gì vướng có thể bàn để gỡ”, ông Thắng chia sẻ quyết định chuyển vốn vào chăn nuôi.

Ông cũng tin rằng, đây là cách tốt nhất để kéo lao động về lại về nông thôn, để gắn đất đai với thị trường, tối ưu hóa lợi ích của chúng. 

Vốn và tâm sức được đổ vào 3 dự án  với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đó là Dự án Khu Liên hợp trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất thực phẩm theo cơ chế phát triển sạch tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi; Dự án Khu Liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp và trại bò giống chất lượng cao tại xóm Chiềng Yên, xã Yên Mông, đều tại TP. Hòa Bình, cùng Dự án Đầu tư trang trại chăn nuôi bò cao sản xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình. 

Trong báo cáo Dự án mà T&T 159 trình UBND tỉnh Hòa Bình cách đây 3 năm, mục tiêu  đặt ra là phát triển hệ thống trang trại vùng lõi, gồm khoảng 20 trang trại chăn nuôi, trồng cỏ… Vùng lõi này sẽ tập hợp hộ nuôi bò lẻ tẻ vào hệ thống. Trong kế hoạch này, vùng trồng ngô hiện tại thu 27,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn khoảng 16,5 triệu đồng/năm sẽ chuyển sang trồng cỏ năng suất cao, có thể thu nhập tới 75 triệu đồng/năm…

Kể từ thời điểm đó, ông Thắng gần như trên từng cây số với những người thầy về giống má, thời vụ, về chăn nuôi, chế biến, về cả những loại bệnh tật của các loại trâu bò... Biệt danh ông Thắng chăn bò xuất hiện từ đây.

3. “Tôi muốn gửi kiến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp tới Thủ tướng Chính phủ”, ông Thắng kể về bức thư vừa thảo để gửi Hội nghị bàn về giải pháp thúc đẩy tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Kiến nghị của ông Thắng ngắn gọn, đi thẳng vào tâm tư lâu nay của ông và những nhà đầu tư đang dồn tâm sức, nguồn lực vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Đó là cần một khung khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ. Nói cách khác, là phải có một bộ luật riêng dành cho đầu tư và phát triển nông nghiệp, không để việc đầu tư và phát triển nông nghiệp bị nhiều bộ luật khác chi phối, điều chỉnh, chồng chéo. Câu chuyện con gà hay quả trứng có trước cần phải chấm dứt”, ông Hà Văn Thắng viết.

Cho tới thời điểm này, dù đã có khá nhiều cuộc làm việc tìm giải pháp phát triển nông nghiệp, nhưng các quy định về đánh giá tác động môi trường, quy định về lập quy hoạch chi tiết, thủ tục cấp phép xây dựng... trong các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng... dường như không tính hết những đặc thù các dự án nông nghiệp, khiến việc thực thi nhiều thủ tục trở nên vô lý, gây khó khăn, rủi ro cho nhà đầu tư vào nông nghiệp. 

Không ít trường hợp doanh nghiệp bị thổi còi vì tuân thủ quy định của luật này, nhưng lại không đúng quy định của luật khác... Đây là lý do ông muốn bàn thảo về các kiến nghị lớn hơn, rộng ơn khó khăn mà các dự án của ông cũng đang vướng vào những khúc mắc này, như bị phải lập quy hoạch 1/500 với đồng cỏ nuôi bò vì có phần xây dựng phục vụ người chăn nuôi, khiến nhiều kế hoạch chưa thể triển khai.

“Những phần xây dựng này rất nhỏ, chỉ để phục vụ việc chăn nuôi, nhưng nếu thủ tục yêu cầu chúng tôi lập quy hoạch cả diện tích đồng cỏ, sẽ mất chi phí lớn, nhưng lại không có ý nghĩa về quản lý. Điều mà doanh nhân cần lúc này là tư duy quản lý nhà nước phải gắn với thực tiến kinh doanh và nhu cầu của thị trường”, ông Thắng nói.

Ông Thắng coi những khó khăn này lớn hơn, khó xử lý hơn rất nhiều những “kỳ thi” về quy trình chăn nuôi, quy chuẩn chuồng trại… mà ông đã vượt qua để thuyết phục được “thầy chăn bò” từ Australia chuyển giao công nghệ.

Thực ra, không phải đến lúc này ông Thắng mới thấy những khó khăn đó. Nhưng, ông Thắng kể, cam kết “hành động vì sự phát triển của doanh nghiệp” mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói với cộng đồng doanh nhân trong cuộc gặp đầu tiên sau khi nhậm chức là động cơ để họ không ngần ngại dấn thân vào những lĩnh vực mới mẻ.

Nhưng tư duy thiếu thị trường, chưa phù hợp với xu thế của không ít công chức nhà nước, không ít nhà hoạch định chính sách đang cản trở khá nhiều nhiệt huyết của những doanh nhân như ông Thắng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và lên tiếng. Không một doanh nghiệp, doanh nhân nào có thể phát triển độc lập với môi trường chính sách, môi trường kinh doanh. Không có cách làm chính sách nào tốt bằng có sự tham gia của những người trải nghiệm thực tiễn”, ông Thắng nói.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Đọc thêm

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường

TKV tăng tốc sản xuất đầu năm 2025, đáp ứng nhu cầu thị trường
(PLVN) -  Bước vào năm 2025 với mục tiêu “An toàn - Đoàn kết - Phát triển - Hiệu quả,” TKV sẽ đẩy mạnh sản xuất ngay trong tháng 1 để đáp ứng nhu cầu than tăng cao, đặc biệt từ các nhà máy điện. Đồng thời, trước sự ổn định của giá bán và nhu cầu các loại khoáng sản ở mức cao, TKV đặt trọng tâm vào việc tối đa hóa nguồn cung cho thị trường.

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra

Bí quyết thành công của Sao Mai Super Feed trong ngành cá tra
(PLVN) -  Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Sáng ngày 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Tập đoàn Hòa Phát đồng hành tài trợ toàn bộ tôn lợp mái cho các công trình tại hai ngôi làng với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn

Tập Đoàn Thái Hương: Bí quyết thành công từ văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân văn
(PLVN) -  Gây ấn tượng với công chúng bởi những màn “chốt deal” quyết đoán trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7 và sự hết lòng hỗ trợ startup, Shark Nguyễn Văn Thái - Nhà đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương (Tập đoàn Thái Hương) chia sẻ quan điểm: “Con người là nguồn lực lớn nhất”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.