Chuyện cổ tích trong căn nhà vắng tiếng khóc trẻ thơ

Anh chị sống với nhau đã ba mươi bảy năm. Dưới mái nhà chưa hề có tiếng cười trẻ thơ, họ vẫn bình yên và ấm áp,cùng sẻ chia và nương tựa bên nhau lúc cuối đời. Cũng có những khi sóng gió, mái ấm vỡ tan, nhưng họ đã biết hi sinh vì nhau, cùng nhau gây dựng lại...

Anh chị sống với nhau đã ba mươi bảy năm. Dưới mái nhà chưa hề có tiếng cười trẻ thơ, họ vẫn bình yên và ấm áp,cùng sẻ chia và nương tựa bên nhau lúc cuối đời. Cũng có những khi sóng gió, mái ấm vỡ tan, nhưng họ đã biết hi sinh vì nhau, cùng nhau gây dựng lại...

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Chia ly vì hiếm muộn

Anh tên Đinh Văn Thảo, năm nay sáu mươi hai tuổi, quê gốc Hậu Giang (cũ). Chị tên Vũ Thị Mỹ Liên, năm mươi tám tuổi, con gái gốc Quảng Nam. Họ gặp nhau ở Sài Gòn tháng 7 năm 1975. Năm 1976 thì lấy nhau. Anh đi làm thợ điện, còn chị đi làm cô nuôi dạy trẻ. Cha mẹ chị ở quê đã mất, còn cha mẹ anh cùng cô em gái  dời lên TP sống gần nhà cậu con trai duy nhất để dễ bề qua lại. Cả anh và chị đều hiền, rất thương nhau.

Sau giải phóng, đời sống mọi người khó khăn, nhưng anh chị làm công việc nhà nước khá ổn định, cha mẹ anh lại mở một tiệm ăn nhỏ khá đông khách, nên kinh tế hai nhà đều đàng hoàng. Chỉ có một vết gợn trong hạnh phúc của họ: Cưới nhau 5 năm trời mà họ vẫn chưa có con. Y học thời ấy chưa phát triển, nên anh chị cũng chẳng biết lý do vì sao. Anh chị buồn lo một, hai ông bà cụ nhà anh lo mười. Họ đưa hai vợ chồng đi khám ở chỗ một ông thầy thuốc nổi tiếng ở quận 6. Sau khi bắt mạch, thầy bảo nguyên nhân là do anh, mạch yếu, gan yếu, khí huyết khó lưu thông.

Chị đem về nhà hai chục thang thuốc, hai vợ chồng cặm cụi sắc uống, rồi thêm hai chục thang, hai chục thang nữa... Suốt cả năm trời tiền bạc đổ nhiều vào thuốc men mà vẫn chưa thấy tin vui.

Cha mẹ anh bàn chuyện cưới cho anh một cô vợ khác, biết đâu sinh được con nối dõi. Cãi cha mẹ nhiều bận, ông bà cụ doạ chết doạ sống, cộng với không khí nặng nề trầm uất trong nhà khiến anh chị dần xa nhau.

Cuối cùng, chị chủ động là người làm đơn ly hôn cho anh kiếm hạnh phúc mới và cơ may về đường con cái. Ly hôn được 4 tháng, cha mẹ anh đem từ quê lên một cô gái cùng thôn, đầy đủ tiêu chuẩn "mắn đẻ" theo con mắt của ông bà ta xưa. Chẳng biết anh vui hay buồn, có êm ấm với hạnh phúc mới hay không, ngày anh cưới vợ mới, chị có lén đi ngang ngõ nhà cũ, lén chùi nước mắt.  

Những năm 80, không dễ sống với một người đàn bà đã ly hôn chồng. Nhưng người đàn bà tưởng "hiền khô" ấy lại hoá ra mạnh mẽ. Chị nghỉ làm ở nhà trẻ, xin vào làm ở Công ty lương thực thực phẩm, hai năm sau được cấp cho một căn hộ tập thể ở rìa thành phố.

Chị tận dụng khoảng sân để trồng rau, nuôi heo. Đời sống cũng sung túc lên, chị ngày càng đẹp ra. Ai cũng khuyên chị đi bước nữa, ổn định gia đình, có con có cái, bởi cũng không ít người thương chị. Nhưng nghe nói, chị chỉ lắc đầu, cười buồn.

Mọi người hiểu, vết thương trong lòng vẫn còn đó, chị cũng chưa quên chồng cũ. Chị cũng không nói với ai là thi thoảng, chị thấy chồng cũ đạp xe đạp đi lại ngang qua nhà.

Về phần anh Thảo, lấy vợ mới đã hai năm vẫn chưa có con cái gì. Cô vợ trẻ bắt đầu quen nếp sống thành phố, theo bạn bè ra chợ buôn bán. Cái tiếng trai gái của chị vợ đến tai anh Thảo và hai ông bà cụ, nhưng hễ nói đến là cô nhảy đổng lên chửi bới.

Ngày cô vợ anh Thảo thông báo có thai, cả nhà chưa kịp mừng thì cô đã tạt ngay một gáo nước lạnh vào mặt họ: Con này không phải của anh Thảo, đàn ông vô sinh như anh lấy gì đẻ con. Tui nói cho anh biết để không đòi con đòi cái gì, tui về đoàn tụ với cha ruột nó.

Thế là anh Thảo qua hai đời vợ.

Người đàn bà độ lượng

Chưa hết hoạ, bà cụ mẹ anh Thảo đổ bệnh, nằm liệt giường. Cô con gái đang đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc, chỉ có hai người đàn ông lộc ngộc vừa chăm bà cụ ốm, vừa chăm nhau, quá sức vất vả. Một năm sau khi ông cụ bị tai biến vì một cú ngã, nằm bệnh cùng bà cụ. Lúc tưởng như anh Thảo đã rơi vào bế tắc hoàn toàn thì chị Liên xuất hiện.

Chị nói với anh: Anh đã bỏ tui, tui quay lại không phải vì muốn hàn gắn với anh, mà vì thương cha mẹ.

Từ đó, hàng ngày, giữa trưa và chiều tối, chị đều sang, nấu cho anh mâm cơm, nấu cho ông bà cụ cháo, rồi thuốc men, rửa ráy, đều một tay chị. Người biết chuyện, có người chửi chị ngu, cũng có người cảm động vì tấm lòng của chị. Rồi ông bà cụ lần lượt qua đời sau ba,bốn năm nằm liệt giường. Trước khi đi, ai cũng nắm chặt tay chị, mắt khẩn thiết những niềm yêu thương và ân hận.

Ông bà cụ mất được nửa năm thì anh Thảo lấy hết can đảm, đến nhà chị bảy tỏ mong muốn tái hợp. "Không phải vì em đã chăm cha mẹ tui. Vì tui còn thương em, ngay cả khi phải lấy vợ mới cũng không hết thương em. Hồi đó, tui bỏ em một phần cũng vì tui muốn em lấy chồng, sinh con".

Chị chấp nhận tha thứ và trở về với anh, năm năm sau cuộc ly hôn chấp nhận cả tương lai biết trước mình sẽ là người phụ nữ không con.

Từ đấy đến nay, họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau trong căn nhà nhỏ vắng tiếng khóc trẻ con. Cô bé Jerry Thuỳ Linh, con gái út của em gái anh, hiện sống ở Đức, khi bắt đầu lớn lên, nghe chuyện đã xin phép về Việt Nam học tập, sống bên cạnh để chăm sóc cho hai bác.

Lê Phương Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.