Chuyện 'cổ tích của thần y' dưới chân núi Tản

(PLVN) - Mặc dù ở tuổi  xưa nay hiếm nhưng ông Nguyễn Hữu Trọng vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên và không ít những lời bàn ra tán vào khi cưới được vợ trẻ ở tuổi 80. Sau 11 năm bền bỉ đắp xây hạnh phúc, giờ đây vị “thần y” núi Tản đã là chủ nhân của một gia đình nhỏ và cơ ngơi thuốc nam hoành tráng nhất xứ thuốc Ba Vì.

Người vợ kém 53 tuổi: “Em muốn lấy thầy làm chồng”

Về thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội hỏi ông Nguyễn Hữu Trọng không ai là không biết đến câu chuyện “cưới vợ trẻ” của người đàn ông này.  Ông Trọng năm nay đã 91 tuổi, cách đây 11 năm (khi tròn 80 tuổi) ông đã gây xôn xao dư luận khi quyết định kết hôn với  chị Đinh Thị Bảy kém mình 53 tuổi. Tìm đến và nghe về hành trình “chinh phục trái tim” của người con gái trẻ và xây dựng mái ấm gia đình sau 11 năm mới thấm thía cái câu: “Gừng càng già càng cay”.

Bí quyết hạnh phúc của ông là luôn làm cho vợ con hạnh phúc
Bí quyết hạnh phúc của ông là luôn làm cho vợ con hạnh phúc

Kể về “mối nhân duyên trời định”, ông luôn thấy hào hứng, hạnh phúc lạ kỳ. Gặp “nàng” (cách gọi của nhân vật) tại buổi đàm đạo về thơ văn tại Đại học Thái Nguyên, “dây duyên” đã gắn kết hai người chỉ bằng một câu “tán tỉnh” đầy đanh thép: “Đứng trước sắc đẹp của nàng, thời gian sẽ đọng lại, tinh tú sẽ lu mờ, trái đất sẽ ngừng quay, Thần công lý sẽ bẻ gãy đôi chân để quỳ gối dưới chân em”. Thế là đổ rập, trái tim chị Bảy (người vợ hiện tại) hoàn toàn bị chinh phục bởi sự lãng mạn và phong thái điềm đạm của ông Trọng trong ngày đầu tiên gặp mặt.

Gần 1 năm sau buổi gặp gỡ định mệnh, chị Bảy đánh liều “tỏ tình” với ông đầy ý tứ: “Thầy,  em thuộc hết thơ của thầy. Hôm nay em muốn nói chuyện nghiêm túc với thầy. Em muốn lấy thầy làm chồng”.

Khi kể lại với tôi khoảnh khắc tình yêu mà ông cho “hạnh phúc nhất cuộc đời”, ông luôn thấy “sung sướng lạ thường”, sướng vì mình già mà vẫn cưới được vợ trẻ, sướng vì ông tìm được tình yêu thực sự.

Kết quả của tình yêu định mệnh giữa ông và chị Bảy là đám cưới khủng với gần 4000 người tham dự. Đám cưới của hai vợ chồng ông Trọng được tổ chức liên tục trong vòng 28 ngày - đêm, được công nhận “Đám cưới dài nhất Việt Nam” (theo Kỷ lục Guinness) (người vợ hiện tại) đã xao xuyến mà theo ông về học làm nghề thuốc. Chia sẻ về lý do tổ chức đám cưới kéo dài như vậy, ông chia sẻ ngày đưa “nàng” về dinh, trên xe ông liên tục gọi điện báo hỷ cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Ban đầu có nhiều người không tin là sự thật, vì ở tuổi 80 vốn dĩ làm cụ, làm ông sao mà lấy vợ. Còn có nhiều bạn bè đồng nghiệp phải đi công tác Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ không về kịp. Ông quyết định thông báo sẽ tổ chức đám cưới trong 28 ngày liên tục. Ý nghĩa vì vợ ông năm đó sinh nhật tuổi 28 và mong muốn tất cả bạn bè đồng nghiệp đều có cơ hội chung vui, chúc hỷ tiệc vu quy. 

Cuộc “xin dâu” giữa chú rể 80 tuổi và cô dâu 25 tuổi diễn ra trong sự ngỡ ngàng của hai gia đình. Trên đường đi “dạm ngõ” nhà gái, “nàng” thủ thỉ là “bố em nhỏ tuổi hơn anh”. Ban đầu, anh em bên vợ phản đối kịch liệt, nhưng khi tiếp xúc thấy ông là người hòa nhã, lại thêm phần học thức hơn người, thái độ nghiêm túc, quyết liệt. Nên gia đình nhà gái cũng bằng lòng gả cô con gái đương còn xuân xanh cho ông Trọng.

Mọi thủ tục xong xuôi, đám cưới linh đình của gia đình chị Bảy hồi đấy có tiếng to nhất vùng, gấp rút chẳng kịp mượn bàn ghế, nhà phải rải lá chuối để mời khách đến dự. 

“Chừng cũng phải 100 mâm cỗ, ngồi dài đến tận đầu ngõ của nhà. Trên đó có phong tục mời rượu cô dâu chú rể, tôi uống cứ 5 mâm vợ lại nháy tôi vào trong nhà để uống nước giải rượu, rồi lại ra mời tiếp” ông Trọng hào hứng chia sẻ. 

Đối với ông cưới vợ là niềm tự hào, cũng là trách nhiệm để bản thân cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà “định mệnh cuộc đời” giao phó. Bởi vậy mà trong người đàn ông đã hơn 80 tuổi, vẫn “viên mãn” tinh thần sống và yêu. 

Bức ảnh gia đình được ông treo trang trọng trong tủ kính
Bức ảnh gia đình được ông treo trang trọng trong tủ kính

Bí quyết để hạnh phúc?

Kết quả của cuộc hôn nhân “ông - cháu” là một gia đình hạnh phúc với người vợ kém mình 53 tuổi và 2 đứa con kháu khỉnh. 11 năm sau đám cưới gây chấn động, ông vẫn hạnh phúc kể về những ngày đầu tiên như một sự trân trọng trên con đường đi tìm hạnh phúc ở tuổi xưa nay hiếm. 

Chuyện lấy vợ ở tuổi 81 đã khiến ông gặp không ít những lời dèm pha đàm tiếu không hay về bản thân và vợ. Có người nói ông “không ăn ốc phải đổ vỏ”, có người cho rằng cuộc hôn nhân không tình yêu. Ai cũng hoài nghi về một hạnh phúc thực sự cho một người đàn ông đã ngoài 80 và một cô gái kém 53 tuổi. Vượt qua tất cả những dị nghị, ông Trọng cùng vợ xây dựng hạnh phúc bền bỉ suốt 11 năm qua, trái ngọt là 2 đứa con kháu khỉnh đang độ tuổi đi học.

Ông Trọng chia sẻ rằng: “Tôi không có tư duy tuổi tác, cưới được vợ trẻ là cả một nghệ thuật. Mình phải làm sao cho người ta tin tưởng, yêu mình, muốn có con là được”. Với ông, miệng thế gian như làn sóng biển, người nói tốt cũng có, xấu có. Nhưng ông tâm niệm, bản thân sống với vợ, làm cho vợ và con cái hạnh phúc là đủ. 

Dù tuổi đã cao nhưng ông Trọng lại cực kỳ hiện đại và tâm lý. Ông thường xuyên đưa vợ và các con đi du lịch. Ngoài việc sản xuất thuốc nam gia truyền, ông còn xây dựng các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, chia sẻ bí quyết về nghề và hạnh phúc cho mọi người. Rất nhiều người lặn lội về Yên Sơn tìm ông để học hỏi bí quyết chuyện vợ chồng, hôn nhân, con cái…

Trong buổi nói chuyện, ông luôn nhắc đến 6 chữ vàng trong nguyên tắc sống của mình “trách - vinh dự - gia đình”.

“Bí quyết tuyệt mật” để cưới được vợ trẻ của ông Nguyễn Hữu Trọng vô cùng đơn giản. Ông chia sẻ rằng tinh thần và thể lực là điều tiên quyết khi người đàn ông muốn làm chỗ dựa cho vợ con trong cuộc sống. Người đàn ông phải có một đời sống tinh thần tốt, một thể lực khỏe mạnh để cùng vợ làm ăn, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Ông cũng bật mí “bí kíp” tán đổ “nàng” ngay từ lần gặp đầu tiên đó là sự tinh tế, trân trọng phụ nữ và tinh thần quyết liệt trong tình yêu. “Nói là làm - thứ phụ nữ luôn cần trong tình yêu” ông Trọng nói.

Khi nhắc đến chị Bảy, tôi thấy ánh mắt ông luôn ánh lên sự đặc biệt. Có thể chính tình yêu của hai người là “tiên dược” giúp ông có cuộc sống minh mẫn và viên mãn lúc tuổi già. Ông kể mình vẫn hay gọi bông đùa vợ là “chị”, mua hoa tặng vợ những dịp 8/3, 20/10… để “lấy lòng” vợ. Với ông, luôn làm vợ và các con hạnh phúc là yếu tố quyết định để gia đình bạn có bền chặt với nhau hay không. Vì lẽ đó, sau những “bão giông” gần hết đời người, ông tìm về bến đỗ của người phụ nữ trẻ, nỗ lực không ngừng để xóa bỏ những dị nghị về gia đình. 

10 năm sau đám cưới, ông Trọng và người vợ trẻ vẫn hạnh phúc tại dinh cơ hoành tráng dưới chân núi Tản Viên. Giờ đây, người ta không còn hoài nghi về câu chuyện tình yêu phi thường của ông và vợ mà thay vào đó là sự ngưỡng mộ. Nhìn những đứa con của ông ngày một trưởng thành, công việc làm thuốc tiến triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân mới thấy sự trân quý của con người phi thường này. Ông phi thường trong quan niệm về hôn nhân, phá bỏ những rào cản, nỗ lực khẳng định một mục tiêu hạnh phúc thật sự đáng quý. 

Ông vẫn sẵn sàng chia sẻ “bí quyết” của mình với tất cả mọi người đến tìm ông để có một cuộc sống hạnh phúc. Nhiều năm sau, người dân Yên Sơn vẫn nhắc về chuyện tình của ông như một điều diệu kỳ của tạo hóa, hiếm có trong cuộc sống hiện đại. 

“Bí quyết” cưới vợ trẻ của ông cụ 90 tuổi này tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là cả một nghệ thuật sống, cách đối nhân xử thế tinh tế, văn minh đáng để chúng ta học hỏi và trân trọng. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.