Một số quan chức LĐBĐ thế giới (FIFA) khi đến thị sát sân Lạch Tray cho chương trình Việt Nam chạy đua đăng cai Vòng chung kết U20 bóng đá nữ đã khen không khí sân Lạch Tray không kém gì các sân cỏ lớn của bóng đá châu Âu. Việc ghi dấu ấn như thế không phải dễ, nhưng đáng tiếc CĐV bóng đá Hải Phòng vẫn gây ra sự cố và cả tai tiếng trên sân nhà lẫn sân khách ở V-League 2010.
Người hâm mộ cổ vũ bóng đá trên sân Lạch Tray, Hải Phòng Ảnh: Duy Thính |
Ấn tượng sân Lạch Tray
Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ hay tới sân Lạch Tray theo dõi các trận đấu của XMHP. Có lần khi kết thúc trận đấu ông vào phòng họp báo nói vui với các phóng viên rằng ước gì sân Hàng Đẫy (Hà Nội) được như sân Lạch Tray!
Sân Lạch Tray là điểm sáng và là niềm tự hào của V-League và VFF đã tính đến việc đưa đội tuyển quốc gia về sân Lạch Tray thi đấu. Kết thúc V-League 2010, ông Hỷ trả lời báo chí rằng, ông ấn tượng nhất sân Lạch Tray, mỗi lần tới sân Lạch Tray là cảm xúc dâng trào, nghèn nghẹn trong ông.
Sân Lạch Tray là mơ ước của biết bao nhiêu người, ấn tượng mạnh như thế, nhận sự ưu ái là thế nhưng VFF vẫn phải cắn răng “treo sân” Lạch Tray vì để xảy ra các sự cố đốt pháo, ném vật thể lạ.
Đâu phải sân nào cũng “quậy”
3 mùa V-League gần đây, CĐV Hải Phòng đi sân khách cổ vũ đội nhà đều để lại tai tiếng, nhất là ở sân Vinh (Nghệ An) và Hàng Đẫy (Hà Nội). Bên cạnh đó, hàng nghìn CĐV Hải Phòng tới sân Thanh Hóa, sân Thiên Trường (Nam Định) lại bình yên và trật tự. CĐV Hải Phòng tới sân Thanh Hóa được người Thanh Hóa đón tiếp nồng nhiệt, chân thành. CĐV Hải Phòng còn thông qua các tổ chức của Thanh Hóa để làm từ thiện ngay trong chuyến đi khiến người Thanh Hóa cảm kích.
Với sân Thiên Trường, Giám đốc Công an thành phố Đỗ Hữu Ca kể lại: Lãnh đạo Công an
Đó cũng là gợi ý cách tổ chức đối với sân Vinh và sân Hàng Đẫy. Nếu Công an các nơi này có cách làm như Công an
Đỗ Ngọc