Chuyện chốn hậu cung Trung Hoa - (Kỳ 2): Chuyện ăn uống cầu kỳ xa hoa của Từ Hy Thái Hậu

Những loại hoa quả luôn được bày chính trong phòng của Từ Hy Thái hậu.
Những loại hoa quả luôn được bày chính trong phòng của Từ Hy Thái hậu.
(PLVN) - Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh là vị Thái hậu có quyền lực bậc nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc. Những điều bí ẩn trong lối sống xa xỉ của vị Thái hậu này vẫn khiến nhiều người kinh ngạc khi lần đầu được nghe đến. Ngay cả đến chuyện ăn uống thường ngày hay những bữa tiệc có một không hai trên đời của bà cũng được nhiều nhà nghiên cứu dày công tìm hiểu.

Trong một ngày, mỗi bữa ăn của Từ Hy Thái Hậu bao gồm 2 con dê, 5 con gà, 3 con vịt, 11kg thịt thái lát, 2kg mỡ lợn, rau xanh các loại 8,5kg, củ cải 3kg, su hào, rau muối 5 loại, hành 3kg. Một số nguyên liệu khác có rượu Ngọc Tuyền, tương Thanh Tương Cách 1,5kg, dấm 1kg, 240 loại bánh sử dụng 16kg bột mỳ... 

Cầu kỳ và xa hoa

Mọi bữa ăn trong Hoàng tộc nhà Thanh đều được phủ Nội vụ đảm trách bao gồm các phòng như: Phòng bếp, phòng trà, phòng rượu, kho thực phẩm cùng nhiều các gian phòng khác. Trong bếp sẽ có tới hơn 370 người hầu cùng hàng chục thái giám được cho là quan trọng nhất. Những người này đều được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng từ dân thường khắp trên đất nước Trung Hoa. 

Đặc biệt dưới thời Từ Hy Thái hậu, gian bếp riêng chuẩn bị món ăn cho bà tập trung những đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa. Nguyên liệu dùng trong bữa ăn phải là đặc sản được đưa về từ khắp nơi qua nhiều khâu tuyển chọn kỹ lưỡng. Để làm ra những món ăn ngon nhất thì cách thức chế biến cũng vô cùng cầu kỳ. 

Mỗi ngày Từ Hy Thái hậu ăn 2 bữa chính. Theo quy định, mỗi bữa ăn phải bao gồm 100 món ăn khác nhau. Mỗi ngày cũng sẽ có 2 bữa nhẹ với 40 – 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn. 

Theo sử liệu ghi lại, những bữa ăn xa xỉ và kỳ quái của Từ Hy Thái hậu là khi bà dùng tàu hỏa để đi thưởng ngoạn xa. Sẽ có 4 toa được dành cho phòng bếp, 1 toa chứa 50 cái bếp lò, mỗi bếp phụ trách nấu 2 món ăn, đầu bếp đi theo sẽ có thể lên tới 100 người chưa kể phục vụ. Mỗi bữa ăn có 100 món chính, 100 loại hoa quả và bánh ngọt để đảm bảo cho bà luôn ngon miệng trong suốt chuyến du hành. Không có bất trắc liên quan đến ẩm thực là điều phải được thực hiện triệt để. 

Chuột bao từ được ngâm các loai thuốc quý được dùng trong bữa tiệc của Từ Hy Thái hậu
 Chuột bao từ được ngâm các loai thuốc quý được dùng trong bữa tiệc của Từ Hy Thái hậu

Thời gian dùng bữa của Thái hậu Từ Hy cũng được quy định rõ ràng, bữa sáng của bà bắt đầu từ 6h và kéo dài đến 7h, bữa trưa bắt đầu từ 12h đến khoảng 2h chiều, bữa tối sẽ được bắt đầu vào lúc 18h. Những khoảng thời gian khác chỉ cần Thái hậu muốn ăn là đều được phục vụ. Từ Hy Thái hậu rất coi trọng bữa sáng. Bữa sáng của bà phải luôn được đảm bảo từ tất cả các khâu. 

Từ Hy Thái hậu thường dùng bữa một mình, thức ăn được bày lên bàn hoặc đặt trong các hộp ngọc sau đó được chuyển đến nơi bà dùng bữa. Trong khi các cung nữ đang hầu hạ cho bà chỉ được phép được đứng ăn hoặc ăn sau khi bà đã ăn xong. Thức ăn sau khi bày ra sẽ được thái giám dùng trâm bạc để kiểm tra xem có chứa độc tố không và trực tiếp nếm thử, sau khi được xác nhận an toàn bà mới dùng bữa. 

Thói quen của Từ Hy Thái hậu là sẽ ngồi ở phía Bắc và quay mặt về phía Nam khi dùng bữa. Chiếc bàn ăn hình vuông, có hai ngăn sẽ được bày đầy các cao lương mỹ vị, thái giám giới thiệu tên từng món ăn và chỉ gắp vào bát những món vừa ý của bà. 

Tuy nhiều thức ăn nhưng dường nhưu Thái hậu chỉ ăn những món ăn ở gần mình, những thức ăn rất ít, thậm chí không động đũa. Những món ăn vặt mà Thái hậu yêu thích có “Tiểu oa đầu” (một món ăn của Trung Quốc được làm từ bột ngô và đậu phụ thối. Đậu phụ thối phải là đậu của Ngọc Trí Hòa được mang về từ “Ngọc Trí Hòa Nam Tương Viên”. 

Về đồ uống, Từ Hy Thái hậu thích các loại trà hoa và đặc biệt kỹ tính trong việc thưởng trà. Nước dùng để pha trà bà yêu cầu phải được lấy về từ núi Ngọc Tuyền. Các loại hoa dùng để ướp trà phải là hoa tươi vừa được hái. Thái hậu dùng ly bạch ngọc uống trà. Trên khay đặt 3 chiếc ly bạch ngọc, ở giữa là trà, hai bên đặt hoa, 2 thái giám dâng khay trà lên không quên bẩm rằng: “Lão phật gia, trà đã được rồi”. Sau khi thái giám bẩm vậy, Từ Hy mới bắt đầu thưởng trà. 

Bữa tiệc hoành tráng bậc nhất lịch sử

Đó là bữa tiệc của Từ Hy Thái Hậu đón Tết Nguyên đán năm Giáp Tý (1874) để chiêu đãi phái đoàn sứ thần các nước phương Tây. Với 400 quan khách được mời, bà đã sử dụng đến 1.750 người phục vụ và đại tiệc tuy chỉ kéo dài hơn 1 tuần (từ giao thừa đến sáng 8 Tết) nhưng đã phải chuẩn bị trước từ 11 tháng. Thực đơn gồm 140 món, mỗi ngày xấp xỉ 20 món sơn hào hải vị.

Trong đó nổi bật nhất các món: Sâm thử - Chuột (có tài liệu nói là chuột bạch) được nuôi từ khi đẻ bằng loại sâm cực quý. Lứa F1, F2 cũng nuôi bằng sâm như cũ, đến chuột bao tử của F3 mới làm món ăn. Nhìn những con chuột đỏ hỏn cựa quậy, thực khách phương Tây rất sợ nhưng Từ Hy đã ăn ngon lành để động viên khách.

Từ Hy Thái hậu chụp ảnh lưu niệm cùng một số phu nhân phương Tây.
Từ Hy Thái hậu chụp ảnh lưu niệm cùng một số phu nhân phương Tây.  

Não hầu (óc khỉ). Đây là loại khỉ sống trên núi Thiên Hoa, chuyên ăn trái lê đặc biệt có ở vùng này, nên thịt khỉ có đặc tính chữa được các bệnh tê liệt nhưng óc khỉ còn quý hơn. Khỉ bắt được, nuôi bằng loại thức ăn tinh khiết và hàng ngày được tắm rửa sạch sẽ. Đến bữa, khỉ này được bôi hương liệu thơm phức, rồi uống một loại dược liệu đặc biệt nhằm tập trung tất cả tinh tuý lên não. Khỉ nhốt trong lồng và được các nội thị với động tác thuần thục, dùng chiếc búa ngà gõ xuống đầu khỉ để làm chết và phủ lên trên đó một tấm lụa chỉ chừa một lỗ nhỏ vừa đủ cho một chiếc thìa bạc chọc vào múc não khỉ và dội qua nước sâm nóng cho tái rồi ăn.

Món trư xương là một giống heo đặc biệt, chỉ có ở vùng Phúc Châu, chuyên ăn loại củ hoành tinh mọc dưới chân núi Châu Tịch Xương, không nơi nào có được. Heo được tiến cống về triều đình, nuôi bằng thức ăn bổ dưỡng, cho sinh sản, đến đời thứ ba mới lấy loại heo sữa này, ướp ba ngày với các loại dược liệu quý nhất và sau đó đem chưng cách thuỷ, làm món đãi khách. Khách phương Tây rất thích thú vì thịt cực mềm và mùi vị thơm ngon tuyệt vời.

Khổng noãn là trứng công, một loại chỉ làm tổ trên cành cao hoặc vách núi cheo leo. Do công hung dữ, bảo vệ trứng quyết liệt nên phải huấn luyện bầy khỉ, hiểu được lệnh của người chỉ huy, leo lên vách núi tìm cách lấy trộm trứng công đem về chế biến món ăn. Có tài liệu nói bát trân dùng trong đại yến còn có món nem công, một món được chế biến không qua nấu nướng mà bằng sự lên men vi sinh giữa thịt đùi công giã mịn và các gia vị có tính nóng như: riềng, tỏi, hạt tiêu... Loại này không chỉ bổ dưỡng mà còn có tính chất giải độc.

Ngoài ra còn có món: Tượng tinh (tinh khí của voi). Voi được nặn từ các tổ yến nấu với nước thang nhân sâm, cùng nước lê Vân Nam cùng tinh bột lọc Cát Châu Phấn và nấu chín. Tinh khí voi được các đầu bếp lành nghề đặt trong bụng voi. Khách ăn chỉ cần dùng một mũi kim vàng, chọc vào bụng voi, tinh dịch theo đó chảy vào đầy chén lọc để uống.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.