Kim Byong-soo cởi giầy, bước vào quan tài rồi từ từ nằm xuống và nhắm mắt. Nhiệt độ -11 nhưng Kim dường như không cảm thấy gì, cả tay và chân đều bị buộc. Sau đó, Kim mở mắt khi nắp quan tài đóng lại và tiếng búa đóng đinh vang lên.
Trong suốt 15 năm qua, nha sĩ làm việc ở Seoul rất thành đạt này luôn muốn tự vẫn. "Mỗi ngày tôi đều muốn chĩa súng vào đầu. Từng giây từng phút tôi phải thức tỉnh. Tôi nghĩ về việc tự vẫn hàng ngày nhưng tôi không thể làm được điều đó vì đang phải gánh quá nhiều trách nhiệm".
Kim đăng ký tham gia hội nghị chuyên đề Cuộc sống tươi đẹp với hy vọng điều đó sẽ giúp anh thay đổi suy nghĩ. Đây là một phương pháp cực đoan nhằm giúp mọi người có được quan điểm mới về cuộc sống. Người đề ra ý tưởng về Cuộc sống tươi đẹp là Kim Giho nói, chỉ bằng cách chết đi thì người chán sống mới tìm được mong muốn sống.
"Chúng ta không thể hiểu cái chết như thế nào khi chỉ đơn giản nói về nó. Mọi người sẽ có trải nghiệm chết khi tham gia vào hội này và được tái sinh với tinh thần minh mẫn", Kim Giho cố làm sáng tỏ việc chết bằng cách nói một cách trực tiếp với những người tham gia.
Như một phần trong quá trình chữa trị, nha sĩ Kim viết thư tuyệt mệnh, nói những lời cuối cùng với vợ và con.
Trước đó, Kim nói về vợ. "Cô ấy biết tôi đang trải qua một giai đoạn khó khăn song cô ấy không biết tôi muốn tự vẫn và tôi cũng không đề nghị giúp đỡ. Nếu tôi tự vẫn, điều đó sẽ rất khủng khiếp với vợ tôi".
Sau đó, Kim khoác lên mình trang phục tang lễ, bộ quần áo bằng gai dầu rộng thùng thình và đi ra giữa trời tuyết. Cùng 5 người khác trong nhóm, Kim được một người đàn ông mặc đồ đen dẫn đi - biểu tượng cho cái chết.
Trong một khu vực nhiều cây cối, ánh sáng lờ mờ ở Seoul, 6 chiếc quan tài đã nằm sẵn ở đó. Kim quỳ xuống cạnh người mặc áo đen, cúi đầu và lắng nghe những lời cầu nguyện cuối cùng. Đây là tang lễ của Kim.
Sau đó, im lặng Kim bước vào quan tài gỗ và nằm xuống. Kim Byong-soo nằm trong quan tài, không nghe thấy, nhìn thấy gì trong 20 phút.
Kim Giho nói, cảm giác bị chôn sống có thể khởi động lại một người muốn tự tử. Theo Kim, một số người sau khi rời quan tài, được hít thở khí trời trong lành khi nước mắt vẫn lăn dài trên má, đã hứa quyết tâm sống trọn vẹn mỗi ngày.
Khi Kim rời quan tài, mặt người này không có giọt nước mắt nào và anh ta cũng không nói gì.
Ngay khi trở lại phòng hội thảo, Kim đọc lại thư tuyệt mệnh một cách kỹ lưỡng. Kim nói: "Bắt đầu từ mai, tôi không muốn là một người chỉ ăn và làm việc cho qua ngày. Tôi muốn yêu thương những người khác, biết cách tha thứ và hy vọng".
Nói về vợ, Kim thốt lên: "Bất cứ thứ gì em muốn, tôi sẽ làm cho em". Chỉ vài giờ sau khi muốn chết, Kim bắt đầu lên kế hoạch đưa vợ đi nghỉ.
Cái chết này là cơ hội cuối cùng của Kim để lấy lại quyết tâm sống. |
Trong suốt 15 năm qua, nha sĩ làm việc ở Seoul rất thành đạt này luôn muốn tự vẫn. "Mỗi ngày tôi đều muốn chĩa súng vào đầu. Từng giây từng phút tôi phải thức tỉnh. Tôi nghĩ về việc tự vẫn hàng ngày nhưng tôi không thể làm được điều đó vì đang phải gánh quá nhiều trách nhiệm".
Kim đăng ký tham gia hội nghị chuyên đề Cuộc sống tươi đẹp với hy vọng điều đó sẽ giúp anh thay đổi suy nghĩ. Đây là một phương pháp cực đoan nhằm giúp mọi người có được quan điểm mới về cuộc sống. Người đề ra ý tưởng về Cuộc sống tươi đẹp là Kim Giho nói, chỉ bằng cách chết đi thì người chán sống mới tìm được mong muốn sống.
"Chúng ta không thể hiểu cái chết như thế nào khi chỉ đơn giản nói về nó. Mọi người sẽ có trải nghiệm chết khi tham gia vào hội này và được tái sinh với tinh thần minh mẫn", Kim Giho cố làm sáng tỏ việc chết bằng cách nói một cách trực tiếp với những người tham gia.
Như một phần trong quá trình chữa trị, nha sĩ Kim viết thư tuyệt mệnh, nói những lời cuối cùng với vợ và con.
Trước đó, Kim nói về vợ. "Cô ấy biết tôi đang trải qua một giai đoạn khó khăn song cô ấy không biết tôi muốn tự vẫn và tôi cũng không đề nghị giúp đỡ. Nếu tôi tự vẫn, điều đó sẽ rất khủng khiếp với vợ tôi".
Sau đó, Kim khoác lên mình trang phục tang lễ, bộ quần áo bằng gai dầu rộng thùng thình và đi ra giữa trời tuyết. Cùng 5 người khác trong nhóm, Kim được một người đàn ông mặc đồ đen dẫn đi - biểu tượng cho cái chết.
Trong một khu vực nhiều cây cối, ánh sáng lờ mờ ở Seoul, 6 chiếc quan tài đã nằm sẵn ở đó. Kim quỳ xuống cạnh người mặc áo đen, cúi đầu và lắng nghe những lời cầu nguyện cuối cùng. Đây là tang lễ của Kim.
Sau đó, im lặng Kim bước vào quan tài gỗ và nằm xuống. Kim Byong-soo nằm trong quan tài, không nghe thấy, nhìn thấy gì trong 20 phút.
Kim Giho nói, cảm giác bị chôn sống có thể khởi động lại một người muốn tự tử. Theo Kim, một số người sau khi rời quan tài, được hít thở khí trời trong lành khi nước mắt vẫn lăn dài trên má, đã hứa quyết tâm sống trọn vẹn mỗi ngày.
Khi Kim rời quan tài, mặt người này không có giọt nước mắt nào và anh ta cũng không nói gì.
Ngay khi trở lại phòng hội thảo, Kim đọc lại thư tuyệt mệnh một cách kỹ lưỡng. Kim nói: "Bắt đầu từ mai, tôi không muốn là một người chỉ ăn và làm việc cho qua ngày. Tôi muốn yêu thương những người khác, biết cách tha thứ và hy vọng".
Nói về vợ, Kim thốt lên: "Bất cứ thứ gì em muốn, tôi sẽ làm cho em". Chỉ vài giờ sau khi muốn chết, Kim bắt đầu lên kế hoạch đưa vợ đi nghỉ.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet