Chuyện cán bộ y tế sản khoa bám dân, bám bản ở Mù Cang Chải

BSCKI Đào Thị Thanh Hà, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Nga
BSCKI Đào Thị Thanh Hà, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với BSCKI. Đào Thị Thanh Hà và Nữ hộ sinh trưởng - Lương Lê Nga, Mù Cang Chải (Yên Bái) thực sự trở thành quê hương, nhất là khi các cán bộ y tế này chứng kiến những mầm non mới của bản làng chào đời...

Tự hào về nghề

Lên Mù Cang Chải từ năm 23 tuổi, đến nay đã tròn 17 năm, BSCKI Đào Thị Thanh Hà, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải công tác tại đây. Nhiệm vụ của các bác sĩ tại Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản là tiếp nhận và điều trị, chăm sóc các bệnh nhân sản phụ khoa, tư vấn giáo dục sức khỏe, khám thai, khám phụ khoa.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km. Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 2.000m so với mặt biển. Chiếm 90% dân số toàn huyện, người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ). Vì số lượng người dân tộc ít người chiếm đến 90% nên công tác tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng đến với người dân của các y, bác sĩ gặp nhiều khó khăn.

"Huyện Mù Cang Chải là một trong những huyện miền núi nằm trong số huyện đặc biệt khó khăn của cả nước. Với đặc điểm là địa hình đồi núi, đường sá đi lại hiểm trở, cách xa trung tâm của tỉnh, tập quán sinh hoạt còn rất nhiều hủ tục lạc hậu, gây khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Người dân còn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, khi ốm đau hay chọn phương pháp tâm linh như cúng tại nhà, chỉ đến khi bệnh chuyển nặng mới đến bệnh viện. Phụ nữ mang thai thường chọn sinh nở tại nhà, điều này dẫn đến một số trường hợp có diễn biến nguy hiểm", BSCKI Đỗ Lâm Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải cho hay.

“Do trình độ của người dân còn hạn chế nên sản phụ ít đi khám thai, những người có hiểu biết một chút thì đi khám 1-2 lần trong thai kỳ. Phần lớn sản phụ khi mang thai đến ngày sinh thường chọn đẻ tại nhà, chỉ có một số trường hợp đẻ tại nhà không được thì mới đến cơ sở y tế, vì thế khi sản phụ đến đây gần như cổ tử cung mở hết rồi, chúng tôi phải tiến hành cấp cứu ngay, không có thời gian để chuẩn bị. Có một vài trường hợp rất đáng tiếc, đó là sản phụ có thai to, đẻ ở nhà con không ra được, khi chuyển đến Trung tâm Y tế thì đã muộn, thai nặng 4kg nhưng không cứu được”, bác sĩ Hà chia sẻ.

Nhớ về ngày lựa chọn ngành học, bác sĩ Hà tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, ngày đấy gia đình cũng nghèo, bố mẹ không định hướng được công việc cho tôi. Tôi chỉ ước khi lớn lên có công việc ổn định, thế rồi tôi may mắn thi đỗ vào Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên. Rồi cũng chẳng biết do duyên số thế nào, tôi xin về Mù Cang Chải công tác. Thấm thoắt đã 17 năm tôi bám bản, bám dân”.

BSCKI Đào Thị Thanh Hà, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

BSCKI Đào Thị Thanh Hà, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

Ngày về Mù Cang Chải công tác, mọi thứ đối với cô gái vừa bước sang tuổi 23 có nhiều mới mẻ, lạ lẫm. Bởi ngày đi học ở thành phố, người bệnh hiểu biết rất nhiều, khi đi thực tập, bác sĩ Hà tiếp xúc, trao đổi, tư vấn với bệnh nhân dễ hơn. Nhưng khi chuyển về trên này công tác, thì việc đầu tiên của bác sĩ Hà lại chính là học tiếng dân tộc của người dân, và phải hiểu phong tục tập quán nơi đây, để khi trao đổi, tư vấn người bệnh hiểu và nghe bác sĩ.

“Đến giờ tôi có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng của người bản địa, mặc dù một số từ khó vẫn cần nhờ đến các bác sĩ khác. Điều này khác hẳn với những gì tôi tưởng tượng khi đi học ở trường”, bác sĩ Hà tâm sự.

Khi được hỏi, nếu được lựa chọn lại, có lựa chọn ngành Y nữa không, bác sĩ Hà chia sẻ: “Dù công tác tại vùng cao nhiều khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn theo ngành Y. Ngày xưa khi lựa chọn đi học ngành Y tôi cũng chưa có hiểu biết nhiều, nhưng khi theo học và làm việc thì tôi cảm thấy rất yêu nghề, thấy rất tự hào về nghề”.

Một sản phụ sinh non, đến Trung tâm Y tế kịp thời đã được các bác sĩ mổ chỉ định. May mắn, cả 2 mẹ con sức khỏe đều ổn định. Ảnh: Ngọc Nga

Một sản phụ sinh non, đến Trung tâm Y tế kịp thời đã được các bác sĩ mổ chỉ định. May mắn, cả 2 mẹ con sức khỏe đều ổn định. Ảnh: Ngọc Nga

"Đón những em bé vừa ngoan, vừa khỏe, chúng tôi thấy rất vui"

Giống như bác sĩ Hà, nữ hộ sinh trưởng Lương Lê Nga, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải cũng đã công tác tại Mù Cang Chải ngót nghét 30 năm. Những năm tháng quyết tâm bám trụ đã giúp cô Nga chứng kiến nhiều sự thay đổi của người dân nơi đây.

“Tôi về đây công tác từ năm 1996 đến nay là 28 năm, khi mới về, tôi cũng như các y, bác sĩ khác gặp nhiều khó khăn, vì thời đó người dân thường chỉ đẻ tại nhà, trong một số trường hợp khó đẻ người dân mới đến cơ sở y tế. Khi sản phụ đến luôn trong tình trạng phải cấp cứu”, Nữ hộ sinh trưởng Lương Lê Nga hồi tưởng.

Nữ hộ sinh trưởng Lương Lê Nga, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

Nữ hộ sinh trưởng Lương Lê Nga, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

Nhắc về kỷ niệm trong suốt 28 năm công tác tại Mù Cang Chải, cô Nga kể: “Thực ra có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ, nhưng trường hợp tôi nhớ nhất là một sản phụ đẻ tại nhà và bị băng huyết, khi đến cơ sở y tế bệnh nhân đã trong tình trạng thiếu máu, mạch 0, huyết áp 0. Ngay lập tức chúng tôi đã phải huy động toàn bộ kíp trực của các khoa, phòng, đồng thời huy động cán bộ y tế hiến máu để cứu sản phụ. Nhờ có những túi máu khẩn cấp từ chính những y, bác sĩ công tác tại Trung tâm mà sản phụ đó được cứu sống”.

28 năm công tác, cô Nga cũng không thể nhớ nổi đã bao lần băng rừng, lội suối cùng các đồng nghiệp để hàng tháng, hàng năm đến từng bản, làng xa nhất, vừa kết hợp khám sức khỏe vừa tuyên truyền cho các sản phụ theo dõi sức khỏe và đến đẻ tại cơ sở y tế. Nhờ những lần băng rừng, lội suối vận động, tuyên truyền ấy mà đến nay, tỷ lệ người dân đến Trung tâm y tế khám bệnh đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm đi rất nhiều và người dân đã bắt đầu có ý thức hơn với việc tự chăm sóc sức khỏe, khi ốm đau người dân đã đến cơ sở y tế để thăm khám.

“Trước đây người dân thường chỉ đẻ ở nhà, giờ các sản phụ đã đến đây, chúng tôi đón những em bé vừa ngoan, vừa khỏe thấy rất vui”, cô Nga bộc bạch.

BSCKI Đỗ Lâm Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

BSCKI Đỗ Lâm Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Ngọc Nga

Các y, bác sĩ kiên trì bám trụ lại với Mù Cang Chải đã phần nào giúp người dân thay đổi nhận thức về việc khám chữa bệnh, đặc biệt là các sản phụ. “Đối với cán bộ y tế nói chung và những người công tác ở vùng cao nói riêng, chúng tôi luôn xác định bản thân luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, trau đồi kiến thức phục vụ nhân dân. Thứ hai là phải xác định tinh thần, tư tưởng sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, chấp nhận vượt qua khó khăn trong điều kiện sống, công tác mới đáp ứng được việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, gác lại những công việc riêng để hết lòng với người bệnh”, BSCKI Đỗ Lâm Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải cho biết.

Thời gian gần đây Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải được sự quan tâm, đầu tư của chính quyền địa phương, ngành Y tế, được trang bị thêm nhiều trang thiết bị mới, hiện đại, từng bước đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung tâm Y tế đã chủ động trong công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân lực, tận dụng phát huy tối đa các chức năng của các phương tiện mang lại. Từ đó từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đồng thời Trung tâm đã triển khai được nhiều dịch vụ mới, đặc biệt là các xét nghiệm hiện đại như: tầm soát bệnh ung thư sớm, các xét nghiệm về máu, chẩn đoán hình ảnh…, giúp việc chẩn đoán bệnh được kịp thời và chính xác. Trung tâm đã giải quyết được nhiều bệnh lý mà trước đó phải chuyển tuyến lên trên.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.