Chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phổ biến pháp luật ở Vĩnh Phúc

(PLVN) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn,  công tác PBGDPL đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, là “cầu nối” để đưa pháp luật vào cuộc sống. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng ta đã quan tâm đến công tác này. Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”; Chính Phủ có rất nhiều Đề án, Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL. 

Để triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngành Tư pháp đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 14/7/2015 về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân” và tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết 209).

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 209 công tác PBGDPL đã có những chuyển biến mạnh mẽ, được các ngành, các cấp quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Các ngành, các cấp xác định rõ công tác PBGDPL là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đồng loạt vào cuộc triển khai, coi PBGDPL một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 

Các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra đã được thực hiện đúng yêu cầu, với nhiều giải pháp đồng bộ. Các đối tượng được PBGDPL đúng theo Nghị quyết đề ra. Nội dung, hình thức PBGDPL luôn được đổi mới phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. 

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế các sở, ngành đã được tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên, đảm bảo tính chuyên nghiệp, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác PBGDPL. Đến nay, có 139báo cáo viên cấp tỉnh, 178 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. 100% báo cáo viên pháp luật đều là cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, có phẩm chất chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, có uy tín nơi công tác...

Trong 3 năm qua đã tổ chức được 7 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành về các lĩnh vực. Thông qua hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đã được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ và người dân, những vấn đề người dân quan tâm được giải đáp. 

Việc mở lớp tập huấn cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Trong 3 năm đã mở được 876 lớp bồi dường kiến thức pháp luật cho 132.977 lượt người tham dự, giúp cán bộ và nhân dân ở cơ sở nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật gây ra, góp phần đưa pháp luật đến với người dân, giúp nhân dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, hạn chế những mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở. 

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều hình thức phong phú. Tổ chức 6.037 hội nghị, lớp tập huấn, buổi tuyên truyền pháp luật với 435.019 người tham gia là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và nhân dân về pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý theo lĩnh vực ngành. Nhờ triển khai tốt công tác PBGDPL, trong 3 năm qua nhận thức và hành động của cán bộ, cán chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân không ngừng được nâng lên góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và của tỉnh.

Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.Trong 3 năm qua tổ chức thành công 6 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, gồm 3 cuộc thi sân khấu, 1 cuộc thi viết và 2 cuộc thi trực tuyến mỗi cuộc thi thu hút hàng trăm nghìn người tham dự. 

Mô hình “Ngày Pháp luật” đi vào nề nếp, có chiều sâu và mang lại nhiều hiệu quả tích cực, hình thành thói quen tìm hiểu, học tập và nghiên cứu pháp luật trong cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân. Hàng năm, ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam, Sở Tư pháp- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh.Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tư pháp, hầu hết các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam tại ngành, đơn vị mình; 100% UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn cấp huyện và triển khai Kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường, thị trấn. 

Ở cấp tỉnh: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam bằng nhiều hoạt động thiết thực gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành như: treo băng rôn tuyên truyền về Ngày pháp luật tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc triển khai việc thực hiện Ngày pháp luật thông qua các buổi họp giao ban, các buổi sinh hoạt định kỳ, thông qua sinh hoạt Chi bộ, mở hội nghị, toạ đàm, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật thông qua phương tiện truyền thông. 

Tại cấp huyện: Tập trung tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh huyện và loa truyền thanh cơ sở các nội dung tìm hiểu về Ngày Pháp luật Việt Nam, tuyên truyền các văn bản, chính sách pháp luật mới; treo gần 1000 pa nô, áp phích, băng zôn  hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên các trục đường trung tâm của các huyện, thành phố, cổng cơ quan, trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, cổng trường học; tổ chức lồng ghép nội dung tìm hiểu Ngày Pháp luật Việt Nam trong sinh hoạt Chi bộ, các buổi họp dân; thông qua các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” , “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Chương trình xây dựng nông thôn mới, hội nghị đoàn thể...

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng. Trong đó nổi bật là phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp nhằm giúp người lao động bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ chính sách pháp luật, tạo môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư của tỉnh. 

Đã kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp; hướng dẫn 55 doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, cách tính lương làm thêm giờ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chi trả trợ cấp thôi việc; đôn đốc 193 đơn vị nợ đọng, chậm đóng BHXH bắt buộc thực hiện trích nộp BHXH theo quy định; khảo sát  nhu cầu tuyên truyền , phổ biến pháp luật của 600 người lao động; tổ chức 58 buổi tư vấn pháp luật lưu động, sinh hoạt nhóm tại các khu nhà trọ công nhân. 

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật luôn được chú trọng. Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được tăng cường; nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tuyên truyền các văn bản pháp luật về quyền của người khuyết tật, các chế độ, chính sách của Nhà nước trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật, thông qua đó giúp người khuyết tật biết được quyền của mình còn những người bình thường có nhận thức, thái độ đúng đắn, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ những người kém may mắn hòa nhập cộng đồng. Từ năm 2016 đến nay, phối hợp tuyên truyền pháp luật  tổ chức 23 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về chế độ, chính sách cho người khuyết tật cho trên 3.000 lượt người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác PBGDPL vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Trong công tác chỉ đạo triển khai một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa chủ động. Một số công chức tư pháp hộ tịch cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu trong tham mưu chính quyền triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương mình. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại  cấp huyện và cơ sở còn thụ động phụ thuộc vào các cơ quan cấp trên chỉ đạo xuống.

Nhìn chung sau 3 năm thực hiện, Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND đã được triển khai tích cực đến nhân dân và đạt nhiều kết quả tốt, có định hướng, đi vào trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đổi mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Đặc biệt là quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù. Nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên, góp phần phòng ngừa sai phạm, tiêu cực, nâng cao tinh thần đấu tranh trấn áp tội phạm, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và tinh thần mạnh dạn tố giác tội phạm trong quần chúng nhân dân, phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư