Chuyển 151 báo cáo lên UBKT Trung ương và cấp liên quan, 1 vụ việc tới cảnh sát điều tra

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin KTNN.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin KTNN.
(PLVN) - Đến ngày 12/8, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã cung cấp 151 báo cáo cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, Tòa án, các cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền; chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan Cảnh sát điều tra...

Chiều 12/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với KTNN về tình hình thực hiện nhiệm vụ 7 tháng đầu năm 2021.

Báo cáo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác, Tổng KTNN Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2021, trong bối cảnh cảnh dịch COVID-19 bùng phát, KTNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để các đơn vị trực thuộc KTNN rà soát, điều chỉnh phương án tổ chức kiểm toán đảm bảo ưu tiên tối đa cho hoạt động phòng, chống dịch; chủ động điều chỉnh giảm không thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị được kiểm toán thuộc ngành Y tế, các đơn vị Công an, Quân đội đang tham gia phòng, chống dịch; hoạt động kiểm toán phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng cũng như Kiểm toán viên.

Tính đến ngày 12/8, KTNN đã kết thúc 91 Đoàn kiểm toán; kiến nghị xử lý tài chính trên 50.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách Nhà nước gần 6.700 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước gần 5.800 tỷ đồng.

Tổng KTNN Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin KTNN.

Tổng KTNN Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin KTNN.

"Ngoài ra, KTNN đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 67 văn bản pháp luật, kịp thời khắc phục lỗ hổng về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí; cung cấp 151 báo cáo cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tòa án, các cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền; chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét điều tra, xử lý theo quy định", Tổng KTNN Trần Sỹ Thanh thông tin thêm.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, chất lượng hoạt động kiểm toán ngày càng được nâng lên, là cơ sở quan trọng phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và giám sát của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, KTNN xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2022 trên cơ sở tổng kết kết quả thực tiễn thời gian qua. Đặc biệt cần đi sâu vào vấn đề trọng tâm, bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chương trình công tác của Quốc hội, trong đó có giám sát, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. KTNN cần bám sát các nhiệm vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Quốc hội, giúp Chính phủ trong công tác quản lý và điều hành, nhất là tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay để sau đại dịch COVID-19 phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất; bám sát các chương trình giám sát tối cao của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trọng tâm của Kế hoạch kiểm toán năm 2022 là giám sát tối cao về tiết kiệm, chống lãng phí. Trong kiểm toán cần chú ý ba chính sách vĩ mô hết sức quan trọng là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách thương mại. Đây là ba trụ cột trong các chính sách vĩ mô. Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng nhất, vì vậy trong định hướng công tác của KTNN phải phục vụ cho nhiệm vụ này; định hướng trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc về thể chế, chính sách.

Thời gian tới, KTNN cần sớm ban hành và triển khai Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, không ngừng tăng cường sự công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy; từng bước hiện đại hóa trong hoạt động, khắc phục tình trạng phát hành báo cáo kiểm toán còn chậm.

Chủ tịch Quốc hội dồng thời đề nghị KTNN rà soát, đánh giá lại việc thi hành Luật KTNN sửa đổi; quan tâm sắp sếp kiện toàn bộ máy cán bộ, công chức; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác kiểm toán; xây dựng đội ngũ Kiểm toán viên mạnh về năng lực, vững về phẩm chất và liêm chính trong thực thi công vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công khai kết quả kiểm toán bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Luật KTNN.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.