Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Bảo đảm tính khả thi

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội diễn ra ngày 30/3, cho ý kiến việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dành nhiều sự quan tâm cho công tác thể chế. Ngoài các phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã tổ chức các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; quy trình cho ý kiến các dự án luật được Chính phủ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn; các dự án khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đều được Chính phủ xem xét, thông qua bằng nghị quyết.

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên đôn đốc và chủ động, phối hợp với các bộ thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương lập đề nghị xây dựng các dự án được giao, các đề nghị xây dựng luật được chuẩn bị chủ động, chất lượng hơn, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH; Chương trình xây dựng pháp luật năm 2022, 2023 được triển khai nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ triển khai nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án luật, pháp lệnh; đồng thời, triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Đến nay, nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát đã được các bộ hoàn thành và lập các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình QH, UBTVQH…

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, Chính phủ lập đề nghị theo nguyên tắc ưu tiên đề xuất vào Chương trình các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về công tác tư pháp, pháp luật; các yêu cầu, đề nghị của QH, UBTVQH; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ưu tiên đề xuất vào Chương trình các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật…

Đề nghị Chương trình cũng được lập theo nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đồng thời, phải bảo đảm tính linh hoạt, tính đến khả năng trong năm 2023 và 2024 sẽ tiếp tục có các đề xuất bổ sung một số dự án vào Chương trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính “gối đầu” giữa Chương trình năm 2023, 2024 và năm 2025.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, để bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa Chương trình năm 2023 với năm 2024, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 10 dự án Luật. Trong đó, bổ sung vào Chương trình Kỳ họp thứ 5 trình QH cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; trình QH cho ý kiến đối với 5 dự án, bao gồm Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Bổ sung vào Chương trình Kỳ họp thứ 6 trình QH thông qua 5 dự án; cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; cho ý kiến đối với với 3 dự án là Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi).

Về Chương trình năm 2024, Chính phủ đề nghị Chương trình năm 2024 gồm 14 dự án, trong đó tại Kỳ họp thứ 7, trình QH thông qua 5 dự án, cho ý kiến 7 dự án; tại Kỳ họp thứ 8, trình QH thông qua 7 dự án, cho ý kiến 2 dự án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình tại phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình tại phiên họp.

Bảo đảm trình các dự án Luật đúng tiến độ, thời hạn

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã rất khẩn trương triển khai công tác rà soát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ các dự án luật để đề xuất đưa vào Chương trình, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Đảng đoàn QH và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH. Hồ sơ đề nghị xây dựng các dự án được chuẩn bị cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, một số đại biểu lưu ý, một số hồ sơ còn thiếu các đầu mục tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo tổng kết thi hành chưa nêu rõ, đầy đủ các điểm vướng mắc, hạn chế cần phải được khắc phục; báo cáo đánh giá tác động chưa thể hiện được đầy đủ các tác động tiêu cực, đánh giá còn nặng về định tính, chủ yếu nêu nhận định mà chưa có căn cứ, số liệu cụ thể chứng minh…

Tán thành với nguyên tắc lập Chương trình, các đại biểu lưu ý, khối lượng nhiệm vụ lập pháp của QH khóa XV là rất lớn, đặt ra nhiều áp lực đối với các đại biểu QH. Do đó, cần cân nhắc việc sắp xếp các dự án luật đưa vào Chương trình, khắc phục tình trạng bổ sung quá gấp và có sự cân đối số lượng các dự án Luật tại mỗi kỳ họp, ưu tiên trình trước đối với những nội dung cấp thiết, bức xúc. Với các dự án Luật đã đưa vào Chương trình phải trình đúng tiến độ, đúng thời hạn để đại biểu QH tiếp cận sớm, có thời gian nghiên cứu tài liệu, lấy ý kiến chuyên gia, cử tri để có ý kiến có chất lượng.

Đọc thêm

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.