Chương trình tìm kiếm phục vụ vùng khan hiếm nước

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình để cung cấp nước sinh hoạt, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là tìm kiếm các nguồn nước dưới đất có trữ lượng, chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; xây dựng được các công trình cấp nước phù hợp với điều kiện ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt bền vững, an toàn cho nhân dân.

Chương trình thực hiện tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 41 tỉnh với số vùng được điều tra, đánh giá là 325 vùng, gồm:

Khu vực Bắc Bộ (15 tỉnh): Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; với số vùng được điều tra đánh giá là: 147.

Khu vực Bắc Trung Bộ (5 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; với số vùng được điều tra đánh giá là: 32.

Khu vực Nam Trung Bộ (7 tỉnh): Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; với số vùng được điều tra đánh giá là: 48.

Khu vực Tây Nguyên (4 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông; với số vùng được điều tra đánh giá là: 45.

Khu vực Nam Bộ (10 tỉnh): An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước; với số vùng được điều tra đánh giá là: 53.

Chương trình bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án 1 Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 2 Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 3 Xây dựng hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.

Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2015 đến năm 2023, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến 2020), thực hiện điều tra, tìm kiếm xác định trữ lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất tại các vùng có nhu cầu cấp bách nhất về nguồn nước tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; thực hiện công tác nghiên cứu, lựa chọn mô hình cấp nước, công nghệ và giải pháp kỹ thuật để khai thác nguồn nước đảm bảo cấp nước bền vững; thực hiện khai dẫn các nguồn nước có trữ lượng và chất lượng đảm bảo, xây dựng công trình cấp nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Giai đoạn 2 (từ 2020 - 2023), thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất các vùng còn lại; thực hiện công tác nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm quản lý, bảo vệ, làm giàu các tầng chứa nước dưới đất tại các vùng nghiên cứu; nghiên cứu các giải pháp chính sách phù hợp nhằm quản lý khai thác bền vững các công trình cấp nước sạch, quan trắc, đánh giá tình hình ổn định của các mô hình cấp nước đã xây dựng trong các nghiên cứu ở giai đoạn 1; thực hiện khai dẫn các nguồn nước có trữ lượng và chất lượng đảm bảo, xây dựng công trình cấp nước bền vững phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân./.

Tin cùng chuyên mục

Hướng di chuyển của bão số 6 tối 24/10. Nguồn: VNDMS

"Khả năng đổ bộ vào đất liền của bão Trà Mi còn chưa rõ ràng"

(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, trong những ngày tới, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành ngoài phía đông Philipines nên hướng di chuyển của bão sẽ còn có sự thay đổi bất thường.

Đọc thêm

Chuyên gia dự báo thời tiết chia sẻ về cơn bão Trà Mi

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của cơn bão Trà Mi. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Vũ Tuấn Anh - Phó Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, theo nhận định ban đầu, khả năng cơn bão đi qua quần đảo Hoàng Sa sẽ đạt đến cấp 12, giật cấp 15 và tiếp tục hướng đến bờ biển các tỉnh Trung Bộ.

Trúng đấu giá mỏ khoáng sản mức cao bất thường ở Hà Tĩnh

Phiên đấu giá diễn ra vào ngày 21/10. Ảnh: PV
(PLVN) - Hai doanh nghiệp ở Hà Tĩnh vừa trúng đấu giá 4 mỏ vật liệu với tỷ lệ vượt giá khởi điểm rất cao. Trong đó, có mỏ cát giá khởi điểm 9,5 tỷ đồng nhưng đã có doanh nghiệp bỏ giá 120 tỷ đồng tăng 117 bước giá, vượt giá 58,5% gây xôn xao tại Hà Tĩnh.

Tuần này miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần này từ ngày 21-27/10, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh đợt không khí lạnh này sẽ gây mưa và giảm nhiệt độ, trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi trời rét.

Biến đổi khí hậu làm tăng bất bình đẳng giới trên vùng cao

Khu vực HKH là nơi cư trú của một số cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.
(PLVN) - Khu vực Hindu Kush Himalaya nổi tiếng với những dãy núi hùng vĩ, đa dạng sinh học phong phú, cũng là nơi cư trú của một số cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu. Tại đó, phụ nữ ở vùng cao phải đối mặt với những gánh nặng không cân xứng do vai trò truyền thống của họ trong nông nghiệp, quản lý tài nguyên và công việc gia đình.