Chương trình, sách giáo khoa mới: Gắn với thực tiễn, tăng tính thực hành

SGK mới sẽ được lựa chọn “vì người học”. Ảnh minh họa
SGK mới sẽ được lựa chọn “vì người học”. Ảnh minh họa
(PLO) -Bàn về chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng chương trình nặng bởi 2 lý do: cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức; cách truyền tải, phương pháp dạy học của giáo viên, có thói quen dạy những cái gì đã viết trong sách. Những hạn chế cần được rút kinh nghiệm khi xây dựng chương trình, SGK mới.

Chương trình không nhiều nhưng xếp không đúng cách

 PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình, bộ SGK hiện hành đều được các chuyên gia khẳng định chương trình Việt Nam nặng hơn so với thế giới. “Chúng ta chỉ mới nói chung chung là nặng thôi, nói trẻ con học không có tuổi thơ vì nặng nhưng cần phải biết là nặng cái gì, nặng như thế nào.

Nếu tách từ lõi ra, chương trình của ta so với các nước phương Tây liệt kê ra mình không nhiều hơn, hoặc có chăng thì xê dịch một chút nhưng ở mức tương đương. Khối lượng tương đương nhưng người ta sắp xếp vào cái vali nhẹ nhàng thì mình do xếp không đúng cách nên phải nhét vào thùng các tông”.

Ông Thành lý giải, chương trình nặng bởi hai lý do: trước hết do cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức. Trong bản thân một môn từ cấp nọ lên cấp khác còn có sự lặp lại theo hình xoắn ốc. Nhiều kiến thức bên dưới học rồi, lên trên lại học lại. Chúng ta quá quan tâm đến tính logic hình thành mạch kiến thức.

Khi đó, xuất hiện các kiến thức kết nối hàn lâm, vượt quá các yêu cầu cần thiết. Sự trùng lặp giữa môn nọ với môn kia, do quá quan tâm đến logic. Như môn Lý cũng cần điện phân để ghép nối vào, môn hóa cũng cần điện phân để ghép nối, rồi môn công nghệ cũng vậy...

 Và cái rất lớn gây nặng thêm đó là cách truyền tải, phương pháp dạy học. Lẽ ra một chủ đề cứ khoán cho giáo viên 3 - 4 tiết, thì chúng ta lại cắt ra yêu cầu dạy chỗ này 1 tiết đầu, cái kia 1 tiết sau, 1 tiết sau nữa... Trong một tiết ấy, giáo viên cũng phải đặt vấn đề, học kiến thức mới, luyện tập, vận dụng... chỉ tầm 10 phút một hoạt động và các tiết sau, cũng chủ đề đó lại lặp lại các hoạt động như vậy.

Còn một cái nặng nữa là từ bản thân người thầy khi dạy học theo thói quen là dạy những cái gì đã viết trong sách. Dùng SGK soạn giáo án; sách viết để cho người đọc hiểu, giáo viên lại làm động tác là diễn đạt lại những thứ viết trong sách, vô hình trung giáo viên đang chen giữa học sinh và SGK làm mất năng lực đọc hiểu của người học, tăng tải. Trong khi, điều cần diễn giải là vì sao, như thế nào lại bị xem nhẹ hơn.

Tự chủ chọn SGK nhưng phải “vì người học”

Do đó, khi tiếp cận chương trình mới, Bộ quyết tâm thay đổi những hạn chế này. Đặc biệt là việc tập huấn cho giáo viên thay đổi phương pháp, họ đang dần hiểu rõ. Nhưng hiểu rõ là một chuyện còn để làm được là chuyện khác.

Như lái xe, ai cũng biết đi vào số 1, số 2 thế nào nhưng khi chạy ra đường, chạy “ngọt” là không dễ. Nhưng vì vấp, quệt mà bắt dừng lại thì... mãi mãi sẽ không chạy được xe. Đang từ thói quen này sang thói quen kia chắc chắn giáo viên cần thời gian, cần sự chuẩn bị để thích nghi.

Đối với vấn đề đổi mới, về nhận thức, cách thức làm, Bộ đã ra 12 tiêu chí để phân tích rút kinh nghiệm dạy học giáo viên. Về mặt lý thuyết giáo viên đã nắm bắt từ năm 2014 nhưng về kỹ năng thực hành lại là vấn đề khác, dù thầy cô đã được tập huấn trực tiếp, tập huấn trên mạng, trao đổi phương pháp dạy học, giáo viên hỏi đáp trực tiếp về hoạt động dạy học, làm bài thu hoạch...

Điều đáng nói, cũng theo ông Thành, đó là phải có động lực cho giáo viên. Ngoài lương thì vai trò của người hiệu trưởng cực kỳ quan trọng để công tác quản lý trong trường phổ thông đảm bảo được tính dân chủ. 

Ông Thành cũng cho rằng, lâu nay là trẻ học kiến thức trong sách nhưng chưa gắn với thực tiễn ngoài đời. Đơn cử nhiều làng nghề, như làng nghề nuôi tằm nhưng trong sách chỉ học... về con sâu. Khi việc học gắn với thực tiễn, SGK phù hợp sẽ có nhiều bạn trẻ ở nhà lao động để phát triển nghề truyền thống. Điều này vừa hướng nghiệp vừa phát triển năng lực người học.

Lý giải về việc Bộ GD-ĐT độc quyền chương trình- SGK, ông Thành phân tích, hiểu đúng phải là một chương trình nhiều SGK chứ không phải nhiều bộ SGK. Các cá nhân, tổ chức có thể họ chỉ biên soạn một vài môn, chứ không phải soạn tất cả các môn. Thế nên Quốc hội giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK vì Nghị quyết 88 đã nêu rõ “để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì Bộ tổ chức biên soạn một bộ sách”.

“Tôi cũng nghe nhiều người nói, nhiều nơi sẽ chọn sách để “đẹp lòng” Bộ. Tuy nhiên, đối với quy trình biên soạn SGK của Bộ vẫn phải có Hội đồng quốc gia thẩm định. Tất cả đơn vị, tổ chức, cá nhân nào mà Bộ trưởng đã phê duyệt biên soạn SGK thì đều có thể hiểu là “người của Bộ”, sách được thẩm định, được phê duyệt có thể hiểu đó là “sách của Bộ”.

Thế nên, thông tư hướng dẫn chọn SGK của Bộ chắc chắn sẽ phải làm một việc rất quan trọng là lựa chọn vì người học. Giao cho các cơ sở giáo dục quyền lựa chọn sách thực hiện việc dạy học, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh để sao việc chọn sách phù hợp và hiệu quả nhất, ông Thành nhấn mạnh.

Không còn “cuộc đua” về điểm số

Dự kiến trong tháng 10, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được ban hành. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT, chương trình được xây dựng nhằm chuyển nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cho người học. Nếu như chương trình trước đây trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh biết được những gì?” thì chương trình này trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?”. 

Theo đó, việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ ở các trường đã có quy định trong chương trình. Mục tiêu đánh giá không còn tập trung chủ yếu vào phân loại học sinh mà là đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh đối với chuẩn đầu ra ở cấp học để điều chỉnh cách học của các em, giúp các em học tốt hơn, điều chỉnh cách dạy của giáo viên, đồng thời để điều chỉnh chương trình, phương pháp giáo dục nói chung.

Phải cho học sinh thấy rằng học trước hết để ra trường có nghề nghiệp và tìm được công ăn việc làm; muốn nghề nghiệp có thu nhập cao thì phải học thực, học giỏi, chứ không phải là “cuộc chạy đua điểm số”.

Chương trình GDPT mới đã giảm tải cho học sinh

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong văn bản giải trình về một số vấn đề cử tri quan tâm trước kỳ họp Quốc hội tới của Bộ GD-ĐT về chương trình, SGK mới. Theo Bộ, chương trình GDPT mới đã giảm tải so với hiện hành thể hiện ở các điểm như: giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.

Cụ thể, ở chương trình GDPT mới, bậc tiểu học có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; 9 môn học ở lớp 3; 10 môn học ở lớp 4 và lớp 5. Trong khi đó, chương trình hiện hành có 10 môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5. Còn ở bậc trung học cơ sở, các lớp đều có 12 môn học.

Theo chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học. Đến cấp trung học phổ thông, theo chương trình mới, các lớp đều có 13 môn học. Trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học. 

Về thời lượng, ở bậc tiểu học sắp tới học sinh sẽ học chương trình với 2.838 giờ (còn chương trình hiện hành là 2.353 giờ). Nhìn số giờ tăng nhưng việc “giảm tải” được Bộ GD-ĐT giải thích là bởi: Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học.

Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học. Ở trung học cơ sở, học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành. Ở Trung học phổ thông, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.