Chương trình mới có lấy lại vị thế môn Sử?

Chương trình mới có lấy lại vị thế môn Sử?
(PLO) - Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, ở Tiểu học sẽ không còn riêng môn Lịch sử mà được tích hợp sâu với môn Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý. Các cấp học khác cũng có tích hợp nội môn. Với những dự kiến như vậy, chương trình mới liệu có lấy lại vị thế của môn Sử?

Bộ GD-ĐT đang thực hiện các công đoạn cuối cùng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục để trưng cầu ý kiến xã hội 60 ngày trước khi hoàn thiện, đưa lên các hội đồng thẩm định chương trình xem xét, phê duyệt. Một trong những môn học có sự thay đổi và sự tích hợp là môn Lịch sử. 

Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới trao đổi thông tin liên quan.

Tiểu học sẽ tích hợp, viết sử theo kể chuyện

Điểm mới nhất của môn Lịch sử theo CT-SGK mới sẽ như thế nào ở bậc phổ thông, thưa ông?

- Việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được. Do đó, nhóm biên soạn Chương trình SGK mới đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy vì đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên. Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, môn Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Còn trong chương trình môn Lịch sử mới, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương.

Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong phạm vi cho phép. Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô... Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.

Cụ thể, ở cấp Tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại nhưng trong thời gian tới tích hợp sâu hơn và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn. Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây là điểm mới mà SGK hiện hành chưa có.

Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử, Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Ví dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ; Mỵ Châu - Trọng Thủy...

Ở cấp THCS, học sinh phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung. Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long… Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10 - 15% thời lượng. Tương tự như vậy, việc tích hợp đa môn hoặc liên môn không chỉ riêng Lịch sử và Địa lý mà còn cả kiến thức của các môn khác.

Theo đó, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn. Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, với Văn học, với khoa học kĩ thuật... Thí dụ học về thời nguyên thủy chẳng hạn, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân... Hoặc sử dụng kiến thức Toán học chẳng hạn, có số La Mã, số Ả Rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ...

Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất. Điều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, cần hướng học sinh tới lòng tự hào, tự tôn dân tộc
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, cần hướng học sinh tới lòng tự hào, tự tôn dân tộc

Không thể thiếu thầy giỏi

Điều quan trọng nhất là làm sao để các em yêu thích môn Lịch sử. Vậy giáo viên dạy Sử cần phải có phương pháp dạy như thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh?

- Hiện nay chúng ta đang theo định hướng giảm truyền thụ kiến thức cơ bản sang định hướng phát triển năng lực, và cũng có nhiều phương pháp mới đang được vận dụng. Trước đây có phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, thì hiện nay cũng vẫn nên tiếp tục.

Đồng thời những phương pháp dạy học theo di sản, văn hóa ứng xử... là phương pháp dạy tốt, cũng cần động viên giáo viên rèn luyện đổi mới, làm thế nào để thực hiện được mục tiêu giáo dục phẩm chất, năng lực. Tất nhiên ngoài những hoạt động chính khóa trên lớp, ngoài đổi mới phương pháp thì các thầy cô cần phải làm tốt giờ dạy trong mỗi buổi ngoại khóa, cũng như trong các hoạt động ngoại khóa.

Các thầy cô phải thực hiện hết sức tích cực, có thể là tổ chức học sinh học tập ở bảo tàng, học tập ở di sản, học tập bằng tham quan hoặc có thể có những buổi với phương pháp học tập mới, chia thành nhóm nhỏ để thảo luận, giao cho các em tổ chức, thầy giáo đứng vai trò tổ chức các hoạt động để phát huy tính tích cực của học sinh… Đổi mới phương pháp như vậy tôi nghĩ sẽ giúp ích cho học sinh. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng phải có những chương trình hay, nhiều sách, thậm chí có những bộ phim lịch sử hay. Chúng ta phải phấn đấu làm được cái này.

Hiện nay chúng ta đã có những bộ phim nhưng quá lâu rồi, sắp tới rất nên có nhiều bộ phim. Hiện, trên Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình Hào khí ngàn năm nhưng phim này ngắn và muộn quá.  Việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục lịch sử kèm theo đổi mới phương pháp một cách căn bản, theo quan điểm của tôi, sẽ giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn. Khi có nhiều em yêu thích môn Lịch sử thì sẽ có nhiều em đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Lịch sử và nhiều em đi vào nghề bằng môn Lịch sử này.

Hiện vấn đề tồn tại của chúng ta là gì, thưa ông? Và người thầy có theo kịp chương trình mới?

- Chúng ta đang đứng trước thực tế, việc thành lập mới, nâng cấp các trường đại học quá nhanh, nhiều trong khi không đủ các điều kiện cần thiết, và các trường này cũng tham gia đào tạo giáo viên Lịch sử. Có cơ sở đại học chỉ ít cán bộ dạy, không chuyên về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, nhưng được mở cả ngành sư phạm lịch sử! Do đó chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhà giáo chưa được chú trọng đúng mức và chưa có những biện pháp có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với thời gian 3 tháng rồi cấp chứng chỉ cho những người tốt nghiệp khoa học cơ bản để đi dạy Lịch sử đã làm chất lượng giảng dạy sa sút.

Trong khi đó, các trường, khoa sư phạm chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mức. Việc bồi dưỡng giáo viên chưa tốt, kể cả bồi dưỡng thay SGK mới. Chế độ đãi ngộ, đời sống vật chất và điều kiện làm việc của phần đông cán bộ giảng dạy hết sức thiếu thốn, nhất là giảng viên trẻ đã ảnh hưởng đến dạy học không chỉ ở phổ thông mà cả ở đại học.

Mặt khác, chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Lịch sử trong đào tạo cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu kém của giáo sinh tốt nghiệp.  Môn Lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn góp phần hình thành nhân cách, tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho học sinh. Thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ và yêu mến lịch sử dân tộc, có vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại, từ đó có tinh thần tự tôn dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông… 

Hiện nay thang giá trị và định hướng giá trị đã có sự thay đổi.  Những biểu hiện tích cực, tiêu cực đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội nói chung, hoạt động giáo dục nói riêng. Trong khi đó, những định hướng về nhân cách như lý tưởng, hoài bão, bản lĩnh, lòng tự tôn dân tộc thì ít được chú ý. Vì thế, dạy học Lịch sử  phải hướng tới giáo dục những phẩm chất, giá trị sao cho học sinh phổ thông: yêu quý bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc… 

Thực tế, nhiều mùa thi học sinh giỏi môn Sử trôi qua, khi hỏi các em về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đa số các em đều chọn những ngành không mấy liên quan đến Sử, mà chọn an ninh, cảnh sát, luật… Ông nghĩ sao về điều này?

- Không thể trách được giờ học sinh rất thực dụng. Nếu đi học Sử mà ra trường không xin được việc thì có giỏi cũng phải chạy vào các ngành khác. Bao giờ môn Sử được đề cao, được trọng dụng thì tất nhiên các em sẽ chọn. Vì thế người ta không chọn, mà sẽ chọn nghề nào đảm bảo được cuộc sống cho mình. Và tôi nghĩ nếu Đảng, Nhà nước có chính sách ưu đãi, đãi ngộ giáo viên thỏa đáng thì chắc chắn giáo viên sẽ thi vào sư phạm nhiều hơn. Cũng như vậy, học sinh cũng sẽ chọn môn Sử nhiều hơn. 

Theo kinh nghiệm của tôi, những giờ dạy để cho cấp trên dự giờ thao giảng, giáo viên tập trung vào đều dạy tốt hết. Sở dĩ không tập trung được vì còn phải đi lo cho cuộc sống gia đình. Nếu trọng dụng giáo viên hơn, chế độ tốt hơn thì tôi nghĩ không chỉ môn Sử, các môn học và cả nền giáo dục sẽ tốt lên. 

Tôi vẫn nói như này, trong đại kế giáo dục thì người thầy là gốc. Trong nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng thì có yếu tố đầu vào, chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách - chế độ quản lý, và giáo viên. Trong 5 yếu tố đó, giáo viên dạy giỏi là quan trọng nhất. Ví dụ chương trình và sách giáo khoa có thể chưa hoàn hảo nhưng giáo viên dạy giỏi có thể lựa chọn được. Ví dụ sách viết 3 mục, giáo viên giỏi có thể chỉ dạy 2 mục, thậm chí nếu trong sách không chuẩn thì cũng có thể biết được cách truyền thụ tới học sinh.

Đọc thêm

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.