Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2019: Sẽ tuyên dương 63 thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa

 Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2019: Sẽ tuyên dương 63 thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa
(PLVN) - Ngày 25/7/2019 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc cùng các đơn vị đã thông tin về chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019. 

Hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); tiếp nối truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, từ năm 2015 đến nay, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” với nội dung tuyên dương các thầy giáo, cô giáo và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ...

Trong 4 năm qua, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 214 thầy giáo, cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, các trường học nằm trên đảo thuộc các huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo, các cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng làm công tác dạy học giúp đỡ học sinh đến trường...

Năm 2019 này, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các lớp học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số, đang theo học.

Các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương là người có tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có khả năng truyền cảm hứng trong công tác dạy học được phụ huynh, nhà trường và xã hội ghi nhận, trong đó ưu tiên các giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm, giáo viên trẻ lên vùng sâu, vùng xa dạy học, có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục.

 Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương năm nay, sẽ được nhận 01 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 sẽ nhận hồ sơ xét tuyên dương từ ngày 25/7/2019 đến hết ngày 25/9/2019. Dự kiến Lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019 tại Hà Nội. Các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số tham dự Lễ tuyên dương sẽ tham gia các hoạt động đầy ý nghĩa như: Vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiếp kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám; dự tổng kết 05 năm Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”; gặp mặt lãnh đạo Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc...Trong khuôn khổ Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Ban Tổ chức sẽ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số tại một số tỉnh, thành phố...

Đồng thời, để đánh dấu chặng đường năm thứ 5 chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Ban Tổ chức Chương trình phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề “Chia sẻ cùng thầy cô” để tri ân những đóng góp của các thầy giáo cô giáo trong toàn xã hội. Cuộc thi được phát động từ ngày 25/7 – 25/10/2019 cho đối tượng là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập trong và ngoài nước; nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trong cả nước với nhiều giải thưởng có giá trị...  Ban Tổ chức trao các giải A, giải B và giải C (kèm theo Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức), cụ thể như sau:- 01 Giải A: - 01 Giải B: - 01 Giải C: 30.000.000 đồng;15.000.000 đồng; 5.000.000 đồng 

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ tiến hành tổng kết 05 năm Chương trình và xây dựng kế hoạch Chương trình cho các năm tiếp theo để tiếp tục tôn vinh những giá trị nhân văn cao đẹp, sự cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” của các thầy cô giáo..

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.