'Chuộc” sân vận động Chi Lăng: Sẽ nghiên cứu quy định thi hành án đảm bảo quyền của đương sự

Đà Nẵng “chuộc” lại sân Chi Lăng?
Đà Nẵng “chuộc” lại sân Chi Lăng?
(PLO) - Câu chuyện TP Đà Nẵng dự tính bỏ tiền “chuộc” lại sân vận động Chi Lăng từ Tập đoàn Thiên Thanh đang khiến dư luận quan tâm.

Đà Nẵng “chuộc” lại sân Chi Lăng?

Mới đây, ông Huỳnh Đức Thơ -  Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nêu ý kiến về việc địa phương này có ý định “chuộc” lại SVĐ Chi Lăng. Hiện sân Chi Lăng cùng với lô đất đường Trường Chinh (ở quận Thanh Khê) là tang vật của vụ án hình sự Phạm Công Danh và đồng phạm.

Cục Thi hành án TP HCM đã ủy quyền cho Cục Thi hành án Đà Nẵng thi hành án đối với 2 khu đất này. Số tiền phải thi hành án đối với 2 khu đất lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Các tài sản này đang trong giai đoạn thi hành án nên địa phương mới tiến hành các bước như: xác định chủ sở hữu hợp pháp của 14 lô đất trong sân vận động Chi Lăng, cơ quan nào thụ lý giải quyết vụ việc... Sau đó, chính quyền Đà Nẵng mới tiến hành thương thuyết với các bên liên quan.

Theo hồ sơ pháp lý, sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án, ngày 28/12/2010, Tập đoàn Thiên Thanh đã thanh toán số tiền chuyển nhượng phần diện tích 55.061m2 với giá 1.253 tỷ đồng (được giảm 139 tỷ đồng so với tổng số tiền 1.393 tỷ đồng do nộp tiền một lần). Chính quyền Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh.

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nêu trên, Tập đoàn Thiên Thanh đã tiến hành các bước đầu tư dự án, đề nghị UBND TP Đà Nẵng và các cơ quan địa phương nhanh chóng bàn giao mặt bằng từ ngày 30/6/2011. Tập đoàn Thiên Thanh đã báo cáo phân kỳ đầu tư và được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại Văn bản số 10564/QĐ – UBND ngày 19/12/2012, thuê tư vấn nước ngoài khảo sát thị trường, nghiên cứu lập phương án kinh doanh…

Tuy nhiên đến cuối năm 2013, theo các văn bản gửi cho Tập đoàn Thiên Thanh, UBND TP Đà Nẵng mới chỉ bàn giao được khoảng 2.627 mét vuông (4,77% tổng diện tích mặt bằng theo thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng). Điều này theo doanh nghiệp gây nhiều khó khăn như không thể triển khai thăm dò, khảo sát địa chất, địa hình, khó khăn trong việc lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc, mất nhiều cơ hội đầu tư…

Sự cố ngoài ý muốn

Trong khi Tập đoàn Thiên Thanh đang phối hợp với các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng triển khai thực hiện dự án thì ngày 29/7/2014, ông Phạm Công Danh bị cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam. Ngày 28/8/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tiến hành kê biên toàn bộ diện tích 55.061 mét vuông của dự án SVĐ Chi Lăng để đảm bảo giải quyết trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, hơn 48 tháng qua, giai đoạn 2 của vụ án vẫn đang trong giai đoạn chờ xét xử phúc thẩm.

Dự án bị trở ngại do doanh nghiệp chưa nhận được mặt bằng sạch dẫn đến chậm trễ trong triển khai thực hiện. Việc khởi tố vụ án và bị can Phạm Công Danh được cho là “sự cố” ngoài ý muốn của Tập đoàn Thiên Thanh cũng như UBND TP Đà Nẵng. Đó là chưa kể, với tư cách là quan hệ giao dịch dân sự hợp pháp, 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) liên quan dự án đã được thế chấp tại ngân hàng. Việc giải quyết, xem xét các vấn đề phát sinh trong thời gian tới phải chờ đợi quyết định của Tòa án để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nói gì?

Từ thực trạng và các vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn, Tập đoàn Thiên Thanh mới đây đã đề nghị TP Đà Nẵng xem xét lại ý kiến thu hồi dự án. Lý do được doanh nghiệp này đưa ra là quá trình nhận chuyển nhượng và thực hiện các nghĩa vụ đã hoàn tất. Các công ty thuộc doanh nghiệp này đã được cấp các GCNQSDĐ hợp pháp. Mặt khác, để có thế tiếp tục triển khai dự án, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo xin ý kiến chấp thuận từ phía cơ quan CSĐT Bộ Công an và trao đổi thống nhất với lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng mới (VNCB) và các Ngân hàng, tổ chức, cá nhân có quan hệ liên đới. 

Tập đoàn Thiên Thanh cho rằng, với tư cách là quan hệ giao dịch dân sự hợp pháp, 10 GCNQSDĐ liên quan dự án đã được thế chấp nhằm đảm bảo các khoản vay, hiện do VNCB và Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Láng Hạ nắm giữ. Vì vậy theo doanh nghiệp này, việc giải quyết các vấn đề sắp tới không thể áp dụng các biện pháp hành chính như thu hồi hay giải quyết hoàn trả số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp một lần với lãi suất nhà nước, mà cần tính đến quyền lợi của Tập đoàn theo hướng định giá lại theo giá thị trường và tạo điều kiện cho Tập đoàn này đề xuất các giải pháp để đảm bảo khắc phục các hậu quả thiệt hại phát sinh từ vụ án (nếu có).

Tập đoàn Thiên Thanh cho biết luôn nỗ lực và quyết tâm tìm kiếm đối tác có tiềm năng tài chính để hợp tác, liên doanh theo chủ trương của UBND TP Đà Nẵng phê duyệt. Cụ thể, ngày 11/3 vừa qua, Tập đoàn này đã ký hợp đồng tái cấu trúc với Tập đoàn Sakae Holdings (Singapore), trong đó có việc hợp tác để đầu tư và triển khai dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại SVĐ Chi Lăng. 

Liên quan quá trình tổ chức thi hành án, trong đó có việc giải quyết vấn đề SVĐ Chi Lăng, các luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh đã có nhiều kiến nghị gửi lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền. Ngày 13/7 vừa qua, Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đã có Văn bản số 2525 ghi nhận kiến nghị của các luật sư về việc cần có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai thực hiện các thỏa thuận với đối tác, vừa tạo nguồn tiền khắc phục hậu quả vụ án, vừa hình thành khu trung tâm thương mại sầm uất. Cơ quan này sẽ có chỉ đạo nghiên cứu quy định về thi hành án để giải quyết vụ việc đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án./.

Đọc thêm

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.