Chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 2)

Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại thân Pháp trước đây đã long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị San Francisco bình luận gì về lời tuyên bố này. Điều đó cũng là cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Kỳ 2: Chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa

Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lý hành chính bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi) lúc là phủ, khi là trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa Chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam của Đại Việt do vua Lê trị vì.

Canh giác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ảnh: Đức Sơn-Tuấn Ngọc
Canh giác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ảnh: Đức Sơn-Tuấn Ngọc

Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt và trước hết trên danh nghĩa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam quản hạt. Năm 1602, với tính cách tự trị, tự quản, Nguyễn Hoàng lại đặt thành dinh Quảng Nam, quản hạt phủ Quảng Nghĩa (trước đó là phủ Tư Nghĩa). Cũng từ năm 1602, phủ Quảng Nghĩa có chức tuần phủ và khánh lý cai trị.

Trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện Bình Sơn (trước đó là huyện Bình Dương) quản lý xã An Vĩnh. “Toản Tập  thiên Nam Tứ Chí Lồ Đồ Thư” hay “Toàn Tập An Nam Lộ” đã ghi “Bãi Cát Vàng” (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa. “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn chép “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh”, “Địa Dư Chí” của Phan Huy Chú chép “Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa”. Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Hòa Nghĩa.

Năm 1801, Hòa Nghĩa đã được gọi lại với tên Quảng Nghĩa mà tại đó ngoài viên tuần phủ, khánh lý, còn có một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên ký lục, một viên cai phủ và một viên thư ký. Sau Quảng Ngãi trở thành trấn, rồi tỉnh, năm 1829, tiếp tục quản lý xã An Vĩnh. Dần dần xã An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng (xã) An Vĩnh, An Hải di dân ra Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi 2 phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Anh đã được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn.

Nhiều tài liệu như “Việt Sử Cương Giám Khảo Lược” của Nguyễn Thông và “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đã xác nhận Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị hành chính luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.

Sang thời Pháp thuộc, với Hoàng Sa thuộc về Trung Kỳ, đất bảo hộ của Pháp, nên không cần hành động xác lập chủ quyền mà chỉ cần những hành động thực thi chủ quyền, tiếp theo những hành động khảo sát Hoàng Sa đầu tiên năm 1925 của Viện Hải Dương học Nha Trang là những hoạt động thể thao theo đề nghị của dư luận báo chí thời ấy. Ngày 15/6/1932, chính quyền Pháp ra Nghị định số 156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chính gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 3/1938, Hoàng đế Bảo Đại ký dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi như các triều trước. Tháng 6/1938, một đơn vị bảo an lính Việt Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Pattle với dòng chữ: “République Francaise – Royaume d’Annam – Archipels des Paracels 1816 – Ile de Pattle 1938”.

Còn với quần đảo Trường Sa (Spratleys) phía Nam thuộc địa giới Nam Kỳ lại là đất thuộc địa của Pháp, nên có hành động xác lập chủ quyền cho nước Pháp. Song để ngăn chặn nước thứ ba cũng như đối phó với pháp lý đế quốc, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết trong bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại dương tháng 5/1950 rằng: “Việc chiếm hữu quần đảo Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931 – 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam”. Ngày 13/4/1933, một hạm đội nhỏ do trung tá hải quân De Lattre chỉ huy từ Sài Gòn đến Trường Sa (Spratley) gồm thông báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan. Sự chiếm hữu được tiến hành theo nghi thức cổ truyền của phương Tây. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản, mỗi đảo nhận một bản được đóng kín trong một chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một địa điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Người ta cũng kéo cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo.

Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam kỳ M.J. Krautheimer đã ký Nghị định số 4762 sáp nhập các nhóm hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1938, Pháp cũng thiết lập một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu-Aba (Ba Đình).

Ngày 31/3/1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố gửi tới Đại sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định Nhật Bản là người đầu tiên khám phá Trường Sa vào năm 1917 và tuyên bố Nhật kiểm soát Trường Sa. Mãi đến ngày 9/3/1945, Nhật mới bắt làm tù binh những lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa cũng như đất liền của Việt Nam. Tuy nhiên, quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa vào năm 1946. Pháp trở lại Việt Nam làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân Nhật từ tháng 5/1946 và Đô đốc D’Argenlieu, cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm L’Escarmouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

 Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, tại Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5-8/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại thân Pháp long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này. Điều đó cũng là cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

TS sử học Nguyễn Nhã

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.