Chứng chỉ hành nghề có làm 'khó' giáo viên?

Thầy cô sẽ có chứng chỉ hành nghề theo Dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: T.Ư Đoàn)
Thầy cô sẽ có chứng chỉ hành nghề theo Dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: T.Ư Đoàn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo mới đây, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, hiện nay nhiều người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện dạy học nhưng vẫn tự xưng là nhà giáo. Từ thực tế đó, việc cấp chứng chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo dạy học, tham gia thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục khác. Khi đó, họ chỉ cần xuất trình chứng chỉ mà không cần phải qua kỳ sát hạch.

3 yếu tố trong đào tạo giáo viên

Cũng theo ông Đức, để tránh xáo trộn, 1,6 triệu giáo viên trong các trường công lập, ngoài công lập đã được tuyển dụng trước khi luật có hiệu lực đương nhiên được cấp chứng chỉ hành nghề. Các nhà giáo đã về hưu, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có nguyện vọng cũng có thể đề nghị cấp chứng chỉ để tiếp tục dạy học. Còn những giáo viên tuyển mới sau khi luật có hiệu lực sẽ phải trải qua kỳ sát hạch để được cấp chứng chỉ. Có hai nguồn đào tạo giáo viên gồm: sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm và sinh viên tốt nghiệp ngành khác, đạt trình độ theo quy định và cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Các đối tượng đều phải thực tập 1 năm, sau đó được đánh giá hoàn thành và được tuyển dụng.

Trong cấu trúc mô - đun đào tạo nghề, có những nội dung đã được đào tạo trong trường sư phạm. Do đó, sinh viên tốt nghiệp sư phạm sẽ được bỏ qua nội dung trùng lặp, rút ngắn thời gian đào tạo, sớm được cấp chứng chỉ nghề so với sinh viên tốt nghiệp các ngành khác. Đơn vị nào cấp chứng chỉ thì đơn vị đó có quyền thu hồi nếu nhà giáo vi phạm. Ví dụ, dự thảo quy định, 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, nhà trường báo cáo cấp trên thu hồi chứng chỉ nghề nghiệp.

Theo đó, muốn trở thành nhà giáo phải có 3 yếu tố: chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng giảng dạy. Trên thực tế, có người đủ bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nhưng không có kỹ năng sư phạm cũng rất khó khăn trong đào tạo.

Về ý kiến cho rằng quy định cấp chứng chỉ hành nghề cao như vậy có phải là rào cản với giáo viên hay không, ông Đức khẳng định: “Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới vị trí nhà giáo. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo. Trong Luật này cũng đề xuất xếp lương nhà giáo cao nhất, nhưng bởi đặc thù của nhà giáo là tạo ra nhân cách người học cho nên những yêu cầu với nghề giáo hoàn toàn phù hợp với đầu ra của giáo dục. Tôi nghĩ rằng đây không phải yêu cầu quá cao”…

Căn cứ pháp lý phát triển đội ngũ nhà giáo

Trao đổi về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được đề xuất trong dự thảo Luật, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Thưởng nhấn mạnh, chứng chỉ hành nghề không phải là tăng cường quản lý nhà giáo, tăng thêm sức ép về văn bằng, chứng chỉ đối với nhà giáo, mà là để phát triển nhà giáo. Tùy theo nhu cầu và năng lực, mỗi nhà giáo có thể có nhiều chứng chỉ hay hơn một chứng chỉ. Khi có chứng chỉ hành nghề và đầy đủ điều kiện, thì nhà giáo dạy ở cấp học mầm non, tiểu học hoặc cấp học cao hơn và ngược lại. Đó là phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, việc xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo là rất khó khăn vì đây là bộ luật mới lần đầu tiên được xây dựng. Bên cạnh đó, vì đã có hơn 200 văn bản liên quan đến nhà giáo, liên quan đến nhiều luật khác nhau Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm nên việc xây dựng Luật Nhà giáo phải bảo đảm không chồng chéo, không mâu thuẫn với các nội dung văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hơn nữa, đối tượng tác động của Luật Nhà giáo rất rộng và đa dạng ở các cấp học, các vùng miền, các loại hình đào tạo khác nhau, các nhà giáo giảng dạy trong các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội khác nhau như các nhà giáo trong lực lượng vũ trang, quân đội, cùng một lúc nhiều vai… Do đó, Luật Nhà giáo sẽ ban hành những điều cơ bản nhất. Ngoài ra còn phải có các văn bản dưới luật để quy định cụ thể hơn.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, đến thời điểm này, Chính phủ, các cơ quan Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất rất cao với nội dung dự thảo luật, thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, với quan điểm cốt lõi là xây dựng luật để làm căn cứ pháp lý phát triển đội ngũ nhà giáo và không phân biệt nhà giáo trong và ngoài công lập. Bảo vệ nhà giáo trong công việc, chuẩn hóa đội ngũ, quy định thống nhất về tuyển dụng, quy định về lương giáo viên... là những điểm đáng chú ý của dự thảo Luật Nhà giáo.

Ngày 22/4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Dự thảo Luật Nhà giáo hiện đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...