Chuẩn bị khai quật nền nhà Pháo binh thuộc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Internet)
Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan chức năng cho phép khai quật khảo cổ tại Nền nhà Pháo binh thuộc Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long từ ngày 16/5 đến ngày 24/12/2025.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương mới ký quyết định về việc khai quật khảo cổ.

Quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại Nền nhà Pháo binh (CT04) thuộc Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khai quật là 580m2 trong thời gian từ ngày 16/5 đến ngày 24/12/2025. Chủ trì công tác khai quật là ông Hà Văn Cẩn, Viện Khảo cổ học.

Trước khi khai quật khảo cổ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cần báo cáo UBND thành phố Hà Nội cho phép phối hợp với các cơ quan có liên quan tư liệu hóa đầy đủ, thu thập, sắp xếp và lưu trữ trong quá trình hạ giải công trình (CT04) để lưu giữ hồ sơ đầy đủ, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu trong tương lai.

Trong thời gian khai quật khảo cổ, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn hóa, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Đối với Nền nhà Cục Tác chiến (CT17), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét, cấp phép khai quật khảo cổ khi nội dung hạ giải công trình CT17 phù hợp với Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (tỷ lệ 1/500) sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung.

Sau khi kết thúc đợt khai quật khảo cổ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ VHTTDL. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa về việc xin cấp phép khai quật khảo cổ tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2025.

Sở đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa cấp giấy phép khai quật khảo cổ tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội tại 2 địa điểm gồm Hố khai quật số 1 (H1) có hình gần chữ L, gồm toàn bộ nền nhà Pháo binh (CT04) nằm chính giữa nền điện Kính Thiên hiện nay, diện tích 580m2 và Hố khai quật số 2 (H2) nằm tại nền nhà Cục Tác Chiến, có diện tích 415m2.

Mục tiêu của công tác nhằm tăng cường hiểu biết về khu di sản và xác định lịch sử cốt lõi nền Điện Kính Thiên, tiếp tục củng cố cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phục dựng không gian chính Điện Kính Thiên trong Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tin cùng chuyên mục

Có một Tản Đà nhà báo

Có một Tản Đà nhà báo

(PLVN) - Công chúng nhớ đến Tản Đà, là nhà thơ, nhà văn, nhưng với báo chí, Tản Đà lại vừa có cá tính, tài hoa, vừa ngang tàng khiến cho Hoài Thanh - Hoài Chân gọi ông là “tiên sinh”, một người có phẩm cách đi giữa đời sống gió bụi, xô bồ nhưng giữ được sự thanh thản.

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.