Chuẩn bị hung khí nhưng chưa đánh nhau, có bị xử lý hình sự không?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Văn Hạnh (Hà Giang) hỏi: Cháu tôi cùng nhóm bạn có mâu thuẫn với một số đối tượng và đã bàn bạc chuẩn bị các loại hung khí nhằm mục đích tấn công gây thương tích. Tuy nhiên, khi đang trên đường đi gây án đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Xin hỏi, cháu tôi có bị xử lý hình sự về tội "Cố ý gây thương tích" không?

Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Công ty Luật TNHH Hoàng Sa) cho biết: Căn cứ khoản 6 Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Quy định này không bắt buộc người phạm tội phải hoàn thành hành vi khách quan là gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác và cũng không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra. Người có hành vi chuẩn bị một trong các loại công cụ, phương tiện phạm tội như: vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì đã đủ dấu hiệu về mặt hành vi khách quan để xử lý hình sự người phạm tội.

Do đó, đối với trường hợp cháu bạn và nhóm bạn mặc dù chưa thực hiện hành vi gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng đã có sự bàn bạc thống nhất, câu kết chặt chẽ với nhau và đã hoàn thành việc chuẩn bị các loại hung khí nguy hiểm nhằm mục đích tấn công gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, đã có đủ dấu hiệu về mặt hành vi khách quan theo quy định tại khoản 6 Điều 134 của Bộ luật Hình sự.

Tin cùng chuyên mục

Bà Xiêm đến Văn Phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai phản ánh sự việc.

Cần sớm làm rõ vụ bán 360 tấn điều của người khác tại Bình Phước

(PLVN) -Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai nhận được đơn của bà Thân Thị Xiêm (SN 1979, ngụ thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu An Thuận Phát - Bình Phước phản ánh về việc bà và công ty của mình bị đối tác làm ăn tự ý bán mất 360 tấn điều thô trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Đọc thêm

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?
(PLVN) - Bà Hà Dung (Hà Nội) hỏi : Tôi và chồng có đứng tên mua ngôi nhà đang sinh sống tại Bắc Từ Liêm. Thời gian gần đây chồng tôi hay gây gổ, đuổi tôi ra khỏi nhà và ngăn cản tôi về ngồi nhà của mình. Hành vi này của chồng tôi có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?
(PLVN) - Ông Phan Đức (TP Hà Nội) hỏi: Gần đây tôi thấy có một số doanh nghiệp sử dụng con dấu màu xanh, trong khi đó thường tôi chỉ thấy con dấu màu đỏ. Xin hỏi, việc doanh nghiệp dùng con dấu màu xanh như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?

Quận 12, TP.HCM: Bất thường trong vụ cưỡng chế nhà dân?

Bà Thu xót xa, bức xúc vì ngôi nhà nhiều tỷ đồng đã tan thành tro bụi.
(PLVN) -  Suốt quá trình cải tạo sửa chữa, lực lượng chức năng đã tới kiểm tra, giám sát nhưng không lập biên bản vi phạm với công trình chính vì công trình này đã được UBND phường cho phép. Thế nhưng khi nhiều tỷ đồng của người dân tích cóp cả đời đổ vào để xây dựng xong xuôi thì chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ, trong đó có cả công trình đã được cấp phép.

Tiếp nhận tiền từ thiện thế nào cho hiệu quả và đúng luật?

Hiện trường sự việc
(PLVN) - "Việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ luật dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, giảm bớt những nghi ngờ, tiêu cực, những vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện". Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho hay. 

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?
(PLVN) - Ông Nguyễn Cảnh Bình (Phú Thọ) hỏi : Gia đình ông có diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại xã nơi ông Bình sinh sống là 130 m2, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở là 410 m2. Xin cho biết, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân thì lấy diện tích đất trong hạn mức giao đất ở để trừ đi, hay lấy hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở để xác định diện tích trong và ngoài hạn mức khi chuyển mục đích sử dụng đất (đây là đất của hộ gia đình cá nhân không phải là đất của nhà nước giao theo quy định của pháp luật; đây là đất thừa kế và đất nhận chuyển nhượng)?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?
(PLVN) - Bạn Minh Ngọc (Bình Định) hỏi: Bố mẹ chồng tôi có người con duy nhất là chồng tôi. Tôi và chồng có 1 người con chung đã 24 tuổi. Chồng tôi và bố chồng đột ngột đã qua đời cùng thời điểm, không có di chúc để lại. Xin hỏi tài sản thừa kế của chồng tôi và bố chồng tôi sẽ được chia như thế nào?