Chuẩn bị hành trang gì cho các sỹ tử sau kỳ thi THPT?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các sỹ tử 2k6 đang vào giai đoạn nước rút cho kỳ thi THPT – kỳ thi cuối cùng, vô cùng quan trọng của đời học sinh. Vào thời điểm này, cùng với việc giúp con có sức khỏe tốt, sử dụng thời gian một cách khoa học trong giai đoạn tổng ôn, có một việc tối cần thiết cha mẹ cần trang bị cho con, nhưng nhiều người lại dễ bỏ qua.

“Bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên khi ra trường?” đó là câu hỏi đầu tiên chuyên gia tâm lý Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) đặt ra cho các bạn học sinh tham dự chương trình “Hành trang vững bước vào đời” (chương trình do trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành – ĐHSP Hà Nội – tổ chức).

Rất vui vẻ, hồn nhiên, nhiều bạn chia sẻ: "Con nghĩ đến việc đi Hạ Long"; "Chúng con tổ chức tiệc chia tay"... Cũng có những con trầm ngâm: "Con sẽ phải đi làm"; "Con muốn vào trường đại học"; "Con sẽ làm như thế nào để sau này có cuộc sống ổn định, hạnh phúc."...

Rất nhiều suy nghĩ trong đầu một bạn học trò sau 12 năm đèn sách sau câu hỏi ấy. Tuy nhiên, điều mà nhiều bạn trẻ còn chưa nghĩ tới là “có rất nhiều cạm bẫy bên ngoài cuộc sống rộng mở sau cánh cổng trường.”

Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý Nguyễn Vân Anh, cạm bẫy bên ngoài muôn hình vạn trạng. Nó không chừa một ai. Có những người rất tài giỏi, rất thông minh, tỉnh táo, đỗ nhiều trường đại học danh giá, nhưng vẫn có thể bị rơi vào cạm bẫy.

Trước ngưỡng cửa của sự trưởng thành, các bạn học sinh khối 12 đã được chuyên gia tâm lý nhắc tới những khái niệm mang tính nhận diện các dấu hiệu bạo lực, dấu hiệu có tính cảnh báo sẽ có thể phát sinh bạo lực. Các bạn cũng được cảnh báo bạo lực có thể xảy ra ở bất cứ mối quan hệ nào như bạo lực trong hẹn hò, bạo lực trong hôn nhân; Bạo lực và xâm hại trên cơ sở giới; Nguy cơ quấy rối tình dục công sở; Nhận diện người có nguy cơ gia trưởng để tránh; Làm thế nào để chia tay trong văn minh và an toàn…

“Làm thế nào để giữ được tình trạng an toàn? Làm sao để không bị chết vì bạo lực? Bởi khi đó, dù mình tài giỏi đến đâu, thì tất cả cũng sẽ trở nên vô nghĩa.” – chuyên gia đưa yêu cầu cho các bạn trẻ.

Kể lại câu chuyện có thật về một cô tiểu thư con một chủ doanh nghiệp giàu sang có tiếng ở Hà Nội, bà Vân Anh cho biết: Cô gái đó chỉ vì thi trượt đại học, buồn quá nên ra bờ hồ ngồi. Tại đây, một người phụ nữ đã tới an ủi, vỗ về, rủ cô bé đi chơi cho đỡ buồn. Ai ngờ 1 phút không tỉnh táo, cô gái đã bị bán vào nhà chứa, rồi bị nhiễm HIV.

“Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và đặc biệt. Các bạn cố gắng hết sức mình học hết sức để mình đỗ đại học. Đỗ đúng nguyện vọng thì là một điều rất tốt, không được thì chúng ta lại có sự lựa chọn khác, nên các bạn đừng vọng tuyệt vọng đừng để cho mình trở thành miếng mồi của những kẻ lừa đảo. Cô gái mà tôi kể trên đây đã mất rồi nhưng tôi vẫn muốn kể lại cho các bạn như một trải nghiệm rất quan trọng ở cái thời điểm này. Các bạn cần chuẩn bị kỹ năng để tự bảo vệ mình” chuyên gia tâm lý Vân Anh chia sẻ.

Bà nhắn nhủ các bạn trẻ: Mọi sự đau buồn, chán nản, tuyệt vọng trong cuộc sống, chúng ta đều có thể đi qua được nếu chúng ta có sức khỏe, có kiến thức, có kỹ năng. Các bạn hãy tỉnh táo để tránh xa cạm bẫy, để tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.

TS Phạm Sỹ Cường – Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành.

TS Phạm Sỹ Cường – Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành.

Chia sẻ với các học trò tại chương trình, TS Phạm Sỹ Cường – Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành – đã không dùng những lời lẽ lý thuyết để giảng dạy học sinh, giơ cánh tay của mình, thầy tâm sự với học trò: Thầy có một vết sẹo nhỏ ở cổ tay. Nó khiến thầy rất vướng khi đóng cúc cổ tay áo. Thầy thầy rằng những vết sẹo thể chất còn gây khó chịu cho ta như vậy, những vết sẹo trong tâm hồn sẽ làm chúng ta khổ sở hơn rất nhiều. Để không phải có những vết sẹo ấy, thầy mong các con tỉnh táo tích lũy kiến thức, tích lũy kỹ năng để có thể nhận diện được các nguy cơ, không bị mắc vào các cạm bẫy của cuộc sống, không gây ra những vết sẹo cho cuộc đời của mình.

Thầy cũng chia sẻ với học trò một câu chuyện buồn của mình: Thầy có một học trò rất giỏi, rất xinh đẹp. Cô học trò ấy từng là niềm tự hào của thầy và nhà trường. Sau khi đỗ một trường đại học rất danh tiếng, cô bé vừa đi học, vừa đi làm thêm. Tuy nhiên, do không đủ nghị lực để tỉnh táo trước những cám dỗ của vật chất, cô bé ấy đã vướng vào cạm bẫy.

Theo lời kể của thầy, hiện giờ cô học trò ấy đã ra nước ngoài sinh sống, và có lẽ khó có thể trở về quê để sống cuộc đời bình thường. “Đáng lẽ ra chị ấy đã có một tương lai thật đẹp. Nhưng chỉ vì thiếu kinh nghiệm thực tế nên đã phải trả giá quá đắt. Thầy rất mong các con thật thật trọng trước cuộc sống. Tự mình chủ động tìm kiếm kiến thức, tỉnh táo trước các tình huống của cuộc sống để không phải gặp những câu chuyện đáng tiếc.” – TS Phạm Sỹ Cường nhắn nhủ học trò.

Các sỹ tử 2k6 hào hứng tham dự chương trình.

Các sỹ tử 2k6 hào hứng tham dự chương trình.

Tham dự chương trình, bà Nguyễn Thanh Thủy, một phụ huynh có con đang học lớp 12 chia sẻ: Đúng là lâu nay tôi luôn nghĩ các con còn bé, chỉ cần tập trung chăm sóc sức khỏe cho con và đốc thúc con học. Nhưng nghe chuyên gia chia sẻ, mới giật mình nhận ra các con đang sắp phải trải qua một giai đoạn rất nhạy cảm. Bởi các con rất háo hức khám phá cuộc sống rộng lớn bên ngoài, nhưng con lại chưa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm. Đây là giai đoạn các con dễ rơi vào cạm bẫy. Thời gian của chương trình không nhiều, nhưng với những sự gợi mở của chuyên gia, như một sự cảnh báo để phụ huynh và các con nhận thức được mình cần phải chuẩn bị gì cho các con ở chặng đường tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Đọc thêm

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.

Cúng Rằm tháng 7 năm nay tốt nhất ngày nào?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Theo quan niệm dân gian, thông thường, lễ cũng Rằm tháng 7 từ ngày 10 đến 15 tháng 7 Âm lịch và tùy từng năm, có thể lựa chọn ngày được cho là tốt nhất. Năm nay, ngày tốt nhất được cho là chính Rằm...

Thư giãn tinh thần nhờ bơi lội

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
(PLVN) - Với khí hậu ấm áp, nhiều sông suối, bãi biển đẹp, mùa hè ở Việt Nam rất phù hợp để bơi lội. Hiện nay, không ít người dân lựa chọn bộ môn bơi để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.