Chuẩn bị “hành trang” cho trẻ khi đi học trở lại

t12-51
t12-51
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, nhiều địa phương đã mở cửa trường học sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh sự háo hức trở lại trường với niềm vui được gặp lại thầy cô, bạn bè, mái trường thân yêu thì việc thay đổi môi trường học tập sau thời gian dài học trực tuyến sang trực tiếp có thể khiến các em học sinh sốc cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Thích nghi từ chính phụ huynh

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine nhằm gấp rút chuẩn bị đón tất cả học sinh trở lại trường.

Bắt đầu từ ngày 7/2, khoảng 18 triệu học sinh các khối trên cả nước đã đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học online. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài học trực tuyến, việc thay đổi hình thức học sang trực tiếp có thể khiến nhiều em học sinh sốc. Với những thay đổi về thời khóa biểu và thói quen sinh hoạt, môi trường học tập có thể khiến các em không thích ứng được cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc hạn chế đi lại, giao tiếp bạn bè trong thời gian dài sẽ nảy sinh ra những vấn đề tâm lý. Như trạng thái co mình lại, không muốn tiếp xúc với ai, sợ đám đông,… ngay cả với những bạn bè cùng lớp vốn đã biết nhau. Nhìn chung đây là biểu hiện của sức ỳ tâm lý ở học sinh.

Khi ở nhà, các hoạt động giao tiếp bên ngoài, hoạt động thể chất, tinh thần gần như dừng lại. Bên cạnh đó, tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ mất dần đi cảm xúc, không học hỏi được kỹ năng, thái độ sống. Chưa kể các hệ lụy khác về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ tổn thương, hay bực bội, cáu gắt. Nhiều trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như cận thị, béo phì, cong vẹo cột sống, thiếu canxi…

Chính vì vậy, để trẻ có thể sớm hòa nhập với môi trường học trực tiếp, cần có sự đồng hành và giúp đỡ của nhà trường cùng với gia đình, chuẩn bị “hành trang” cho học sinh trở lại trường trong tâm thế tốt nhất cả về học tập lẫn sinh hoạt.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc con em trở lại trường học rất cần sự ủng hộ, đồng hành của các bậc phụ huynh. Không chỉ các em học sinh thích nghi với môi trường học tập mới, mà sự thích nghi còn phải đến từ chính phụ huynh. Sự bình tĩnh, lạc quan đến từ phía gia đình sẽ giúp các em yên tâm hơn khi tới trường.

“Mình rất tán thành việc cho con trở lại trường học, cuộc sống giờ cũng đã “bình thường mới” không thể cứ để con ở mãi trong nhà, học tập và sinh hoạt với bốn bức tường mãi được. Nói không lo lắng thì không đúng nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào các ban, ngành và nhà trường. Mình cũng dành thời gian động viên con, giúp đỡ con từng bước trở lại trường học”, chị T.Nga (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Giống như chị T.Nga, các bậc phụ huynh nên dành thời gian thảo luận, trò truyện với con về vấn đề trở lại trường học. Bên cạnh việc động viên, phụ huynh cũng cần gợi mở cho con về những niềm vui khi con trở lại trường, để trẻ chờ đợi những ngày đi học trực tiếp sắp tới chứ không phải là sự ép buộc.

Dành thời gian quan sát cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức của trẻ xem trẻ có đang phải trải qua những khó khăn gì hay không để từ đó có các chiến lược hỗ trợ kịp thời. Bất kể nguồn gốc cơn lo lắng của trẻ là gì, cha mẹ vẫn cần đồng cảm và giúp con đưa ra hướng giải quyết một cách phù hợp nhất. Được “giải tỏa” nỗi lo, trẻ mới có tâm thế tốt nhất để quay trở lại trường.

Ngoài ra, để con không cảm thấy sốc khi trở lại trường, cha mẹ nên cùng con thay đổi và xây dựng lại thời gian biểu một cách sớm nhất. Cả gia đình nên cùng nhau thay đổi từ thói quen nhỏ nhất như đi ngủ sớm và dậy sớm, thói quen ăn uống sinh hoạt đúng giờ, thói quen học bài...

Việc điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen theo lộ trình như vậy sẽ vừa giúp trẻ không bị sốc, vừa giúp trẻ bắt nhịp với những thay đổi mới. Nếu thay đổi quá đột ngột sẽ hết sức khó khăn đối với những trẻ trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý có diễn biến thiếu ổn định.

Ngoài ra, thời điểm này học sinh cần được tách dần khỏi thiết bị điện tử - là thứ quen thuộc nhưng lại dễ gây nghiện trong thời gian học tập trực tuyến vừa qua.

Để trẻ an toàn khi đến trường, quan trọng nhất vẫn là thực hiện 5K. Vì thế, để chuẩn bị cho trẻ, phụ huynh nên chỉ bảo và tập cho trẻ thói quen này ở nhà, ngay cả với những trẻ 2 tuổi. Nếu nghi ngờ trẻ có triệu chứng bệnh thì nên xét nghiệm nhanh cho trẻ. Khi trẻ bị dương tính cũng không nên cho đi học.

Quan trọng không kém là người lớn trong gia đình cũng cần tuân thủ 5K, tiêm vắc xin đầy đủ để giảm thiểu sự lây lan dịch cho trẻ, phụ huynh cũng cần tuân theo biện pháp phòng chống dịch của nhà trường. Phụ huynh cũng không nên có cảm giác lo sợ về dịch khiến tâm lý bất an mà hãy tập trung chăm sóc, bảo vệ trẻ thật tốt.

Trách nhiệm của nhà trường

Bên cạnh vai trò của gia đình thì trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh thời điểm này cũng rất quan trọng. Để giúp các em thích nghi với việc học tập trực tiếp tại trường, thời gian đầu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nên thông báo sớm lịch trở lại trường học để các em chuẩn bị tâm lý.

Có thể dành một vài buổi nói chuyện, chia sẻ trong phạm vi lớp học hoặc tăng cường phối hợp trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm hiểu những vấn đề các em đang gặp phải cả trong và ngoài nhà trường, từ đó có phương án hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh và thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.

Đồng thời, trường tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Qua mỗi bài học, giáo viên có điều kiện hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập phù hợp với các đối tượng học sinh; bố trí thời gian hợp lý để hỗ trợ, bù đắp nội dung kiến thức còn thiếu ngay trong từng bài học cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập.

Vì thay đổi môi trường học tập mới nên tâm lý của nhiều học sinh vẫn chưa sẵn sàng. Vì vậy, trong thời gian này, các trường không nên tổ chức học dồn, học ép, sẽ khiến học sinh cảm thấy quá tải và ngại ngần đến trường.

Các thầy, cô nên xây dựng những tiết học nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo kiến thức, dần hình thành lại thói quen học tập trực tiếp cho các em. Đây không phải giai đoạn “nước rút”, “nhồi nhét” kiến thức để chạy đua theo chương trình và thi cử.

Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô cũng cần giúp các em chuẩn bị tinh thần và kỹ năng xử lý với mọi tình huống. Bởi trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm, các em có thể quay lại môi trường học tập trực tuyến bất cứ lúc nào. Việc chuẩn bị các tình huống đó sẽ giúp cả giáo viên và học sinh không bị động, bỡ ngỡ.

Cuối cùng là tăng cường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tổ chức, quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Có thể thấy rằng, việc trẻ sốc vào thời điểm trở lại trường học là một điều hết sức bình thường, đôi khi trẻ cần vài tuần hay cả tháng để thích nghi với môi trường mới. Chính vì vậy, vai trò của gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong giai đoạn “nhạy cảm” này của trẻ.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.