Chuẩn bị đủ hàng mùa mưa bão

Rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão trước, dù lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường Đà Nẵng đáp ứng đủ, nhưng tình trạng tư thương đầu cơ, tạo cơn sốt ảo vẫn xảy ra. Năm nay, thành phố đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa đến hệ thống các siêu thị, các doanh nghiệp, chợ, nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

Rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão trước, dù lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường Đà Nẵng đáp ứng đủ, nhưng tình trạng tư thương đầu cơ, tạo cơn sốt ảo vẫn xảy ra. Năm nay, thành phố đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa đến hệ thống các siêu thị, các doanh nghiệp, chợ, nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

Mô tả ảnh.
Các siêu thị Đà Nẵng sẵn sàng hàng hóa phục vụ trong mùa mưa bão.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, ngay từ đầu năm, Sở Công thương đã gửi công văn và trực tiếp làm việc với các trung tâm thương mại, siêu thị, các doanh nghiệp lớn, nhà phân phối, cung ứng hàng hóa trên địa bàn để vận động các đơn vị này thực hiện cam kết bình ổn giá trong mùa mưa bão. Theo đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa không chỉ cho thời điểm thiên tai xảy ra mà còn phục vụ cho dịp cuối năm có nhiều ngày lễ.

Đầu tháng 10, Siêu thị Co.op Mart Đà Nẵng đăng ký với Sở Công thương làm địa chỉ cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ cứu trợ cho các đơn vị của thành phố khi có yêu cầu. Theo ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc điều hành siêu thị này cho hay, hiện tại kho của siêu thị, 2 mặt hàng gồm mì gói và nước suối đã được tập kết với cơ số tăng gấp 8 lần so với bình thường. Ngoài ra, siêu thị này cũng có kế hoạch cho những chuyến hàng lưu động đến phục vụ bà con vùng ngập lụt. Không chỉ những chuyến hàng phục vụ bà con ngoại thành theo chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” mà trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều chuyến hàng tương tự của Co.op Mart Đà Nẵng về các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ người dân khi có bão, lũ. Về giá cả, Co.op Mart Đà Nẵng cam kết sẽ thống nhất một giá quy định của toàn hệ thống trong cả nước.

Tại Siêu thị BigC Đà Nẵng, nơi chiếm phần lớn thị phần tiêu dùng của thành phố, ngay từ cuối quý 2, đơn vị này đã có kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, hóa mỹ phẩm, áo phao... Để chủ động hơn trong phục vụ người dân, BigC đã xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hóa ngay cả trước, sau khi thiên tai xảy ra nhằm tránh tình trạng thiếu hàng do ách tắc giao thông. Đồng thời, để bảo đảm chính sách giá có lợi nhất đối với người tiêu dùng, BigC đã thực hiện đàm phán với các nhà cung cấp từ nhiều tháng trước, đi kèm đó là các chương trình khuyến mãi hàng trăm mặt hàng hết sức ưu đãi cho người tiêu dùng.

Mô tả ảnh.
Lực lượng QLTT kiểm tra cơ sở kinh doanh.
Từ đầu tháng 9, Công ty CP Lương thực Đà Nẵng đã tổ chức 8 điểm bán gạo bình ổn giá cho nhân dân thành phố. Đơn vị này đang tăng sản lượng dự trữ gạo và thực hiện bán gạo với giá bình ổn, thông qua việc hỗ trợ của thành phố phần chệnh lệch giá bán ra. Còn tại các chợ lớn trên địa bàn, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ đầu năm đến nay không có nhiều biến động về giá những mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Chị Xuân, bán thịt ở chợ Đống Đa cho hay, các mặt hàng thực phẩm như heo, bò, gà, nguồn hàng từ các địa phương khác ở phía Bắc, phía Nam, hoặc gần như Bình Định, Quảng Ngãi đưa về Đà Nẵng khá dồi dào và sẽ khó có chuyện khan hàng như tin đồn thường nghe.
Ban quản lý các chợ loại 1 như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Hòa Khánh đang thực hiện tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, văn minh thương mại trong niêm yết giá để tránh tình trạng “đục nước béo cò” khi có bão, lũ. Các đơn vị cung ứng thực phẩm lớn như Công ty Vissan, đường Biên Hòa, dầu ăn Meizan, mì Acecook… ổn định về số lượng sản phẩm cũng như giá cả. Đối phó với những vùng hay xảy ra ngập lụt, UBND các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang), phường Hòa Khánh Nam (Liên Chiểu) đã phân công cán bộ chuyên trách hỗ trợ người dân trong việc chằng chống nhà cửa, xây nhà tránh lũ, chuẩn bị lương thực, thuốc men và địa điểm di trú người dân lên vùng cao khi có bão, lũ.

Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ mùa mưa bão của thành phố cũng như các doanh nghiệp, hộ tiểu thương về cơ bản đã ổn định. Ngành Công thương, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, nếu người tiêu dùng phát hiện điểm kinh doanh nâng giá bất thường nên báo với cơ quan chức năng để xử lý. Với sự chủ động của các cấp, các ngành, người dân có thể yên tâm khi có sự cố bão, lũ xảy ra vì hàng hóa thiết yếu sẽ không thiếu, đồng thời cũng cần tỉnh táo với những tin đồn thiếu cơ sở.

Bài và ảnh: Duyên Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.